Sáng ngày 28/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 2, thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri quận Đống Đa sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.
Trong cuộc tiếp xúc, ông Phạm Quang Nghị thẳng thắn thừa nhận về tình trạng lãng phí hiện nay.
"Nguyên nhân là do bệnh hình thức, phô trương và đặc biệt là ý thức không tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Vừa qua, Quốc hội cũng đã thảo luận, đưa vấn đề này vào Luật để từng bước đi vào nề nếp” - Ông Nghị nói.
Bên cạnh đó, phát biểu tại thảo luận tổ về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sửa đổi, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng từng lên tiếng về tình trạng lãng phí.
"Lãng phí đang là vấn đề rất lớn với xã hội hiện nay, gây tốn kém tiền bạc, thậm chí còn hơn cả tham nhũng và chúng ta khó có số liệu chính xác. Cử tri, nhân dân bất bình với tình trạng lãng phí, nhưng cũng giống như tham nhũng, mặc dù tích cực phòng chống mà kết quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi.
Tại sao chúng ta nói nhiều đến lãng phí, cũng như nói nhiều đến tham nhũng, mà kết quả phòng chống lại không cao? Nhìn ra nước ngoài thì thấy họ quy định rất chặt chẽ việc sử dụng kinh phí, tài sản công với danh mục, tiêu chí, tiêu chuẩn rất cụ thể, ai chi vượt ra ngoài thì chịu trách nhiệm, tự bỏ tiền túi ra đền. Đến dự hội nghị ở các nước, họ đâu có in phông màn, biểu ngữ hoành tráng, tốn kém như ở ta, cũng làm gì có phong bì, quà cáp?" - Ông Nghị cho biết.
"Nguyên nhân là do bệnh hình thức, phô trương và đặc biệt là ý thức không tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Vừa qua, Quốc hội cũng đã thảo luận, đưa vấn đề này vào Luật để từng bước đi vào nề nếp” - Ông Nghị nói.
Bên cạnh đó, phát biểu tại thảo luận tổ về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sửa đổi, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng từng lên tiếng về tình trạng lãng phí.
"Lãng phí đang là vấn đề rất lớn với xã hội hiện nay, gây tốn kém tiền bạc, thậm chí còn hơn cả tham nhũng và chúng ta khó có số liệu chính xác. Cử tri, nhân dân bất bình với tình trạng lãng phí, nhưng cũng giống như tham nhũng, mặc dù tích cực phòng chống mà kết quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi.
Tại sao chúng ta nói nhiều đến lãng phí, cũng như nói nhiều đến tham nhũng, mà kết quả phòng chống lại không cao? Nhìn ra nước ngoài thì thấy họ quy định rất chặt chẽ việc sử dụng kinh phí, tài sản công với danh mục, tiêu chí, tiêu chuẩn rất cụ thể, ai chi vượt ra ngoài thì chịu trách nhiệm, tự bỏ tiền túi ra đền. Đến dự hội nghị ở các nước, họ đâu có in phông màn, biểu ngữ hoành tráng, tốn kém như ở ta, cũng làm gì có phong bì, quà cáp?" - Ông Nghị cho biết.
Trước đó, trong cuộc họp giao ban quý I/2013, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết: Khi Bí thư thành phố Viên Chăn (Lào) đưa thư chúc mừng dịp Quốc khánh và kỷ niệm năm chẵn quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước và Sở Ngoại vụ phải viết thư lại để cảm ơn nước bạn Lào. Tuy nhiên, "Sở Ngoại vụ trình đến tôi để trả lời cảm ơn thì thiếu đúng 1 ngày nữa là tròn một tháng. Thực tình tôi rất khó chịu về việc này. Trình lãnh đạo để cảm ơn người ta mà chậm gần 1 tháng thì còn cảm ơn gì nữa! Khi hỏi ra thì văn phòng UBND thành phố chậm 22 ngày, Sở Ngoại vụ chậm mất 8 ngày. Đây chính là một trong những rào cản làm chậm quá trình phất triển kinh tế - xã hội” - ông Nghị cho biết. |
(Nguồn: Báo Đất Việt)
Gửi ông Nghị!
Trả lờiXóaThật là vô lý hết sức. Trên cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông phải có trách nhiệm trả lời chứ không có quyền đặt ra những câu hỏi đó. Nếu ông đặt ra câu hỏi thì ai sẽ trả lời?
Với tư cách là 1 trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị - Cơ quan cao nhất của ĐCS Việt Nam, việc đặt ra các câu hỏi như trên chứng tỏ cái cách mà Đảng cầm quyền và Nhà nước đưa ra để chống tham nhũng, lãng phí đã thất bại. Đến lúc này rồi mà vẫn thắc mắc một cách luẩn quẩn rằng tại sao, tại sao và tại sao?
Tại vì sao ư? Rất đơn giản. Tại vì cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý của thể chế này đã vô hiệu trước tham nhũng, lãng phí. Nếu mọi hành vi tham nhũng, lãng phí đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh thì lấy đâu ra tham nhũng.
Chủ nghĩa Mác - Lenin khẳng định mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng trong nó sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Đó chính là nguồn gốc của sự phát triển. Vậy, đâu là "sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập" trong thế chế chính trị hiện tại ở Việt Nam? Và nếu không có thì Chủ nghĩa Mác - Lenin có thực sự đóng vai trò là "nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động" như lý luận của Đảng đã đề ra.
Thế nên mới nói, đó là những câu hỏi "ngô nghê".