Tổng thống Brazil tự hào vì quá nhiều người biểu tình
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cho biết bà rất tự hào về hàng chục nghìn người
đổ xuống đường ở các thành phố nước này đòi một nền giáo dục và giao thông tốt
hơn.
TIN BÀI KHÁC:
"Chính phủ của tôi đang lắng nghe những tiếng nói kêu gọi thay đổi", bà Rousseff nói trong lời bình luận đầu tiên của nữ chính trị gia này kể từ sau các cuộc biểu tình ngày 17/6.
Brazil đang chứng kiến làn sóng biểu tình lớn chưa từng có kể từ năm 1992, khi người dân nước này xuống đường phản đối Tổng thống Fernando Collor de Mello. Những ngày qua, biểu tình đã nổ ra ở khắp các thành phố lớn, trong đó có Rio de Janeiro và Minas Gerais. Làn sóng biểu tình khởi đầu bằng những đám đông phản đối về giá vé xe buýt cao.
"Brazil đã bừng tỉnh như một đất nước mạnh mẽ hơn", Tổng thống Rousseff nói. "Quy mô các cuộc tuần hành ngày hôm qua là bằng chứng về sức mạnh nền dân chủ của chúng ta. Thật tốt khi chứng kiến quá nhiều người trẻ tuổi, và những người trưởng thành - con cháu, cha và ông - cùng nhau cầm quốc kỳ Brazil, hát quốc ca và đấu tranh vì một đất nước tốt đẹp hơn".
Nữ Tổng thống nói rằng chính phủ của bà đã đưa "40 triệu người vào tầng lớp trung lưu" nhưng còn nhiều việc nữa cần được thực hiện để cải thiện sự tiếp cận đối với giáo dục và y tế miễn phí.
Trước đó, thị trưởng Sao Paulo được cho là đã tới gặp với Tổng thống Rousseff,
dường như để thảo luận về các lựa chọn cho phép ông thỏa mãn yêu cầu của người
biểu tình và giảm giá vé phương tiện giao thông công cộng.
Các thị trưởng của Cuiaba, Recife, Joao Pessoa cùng nhiều thành phố khác cũng đã thông báo giảm giá vé xe buýt trước sức ép từ các cuộc biểu tình hôm 17/6.
Trong ngày mai, một cuộc biểu tình rầm rộ dự kiến sẽ diễn ra ở Rio de Janeiro.
Thanh Hảo(Tổng hợp)
(Nguồn: vietnamnet.vn)
TIN BÀI KHÁC:
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff |
"Chính phủ của tôi đang lắng nghe những tiếng nói kêu gọi thay đổi", bà Rousseff nói trong lời bình luận đầu tiên của nữ chính trị gia này kể từ sau các cuộc biểu tình ngày 17/6.
Biểu tình ở Brasilia. (Ảnh: Getty) |
Brazil đang chứng kiến làn sóng biểu tình lớn chưa từng có kể từ năm 1992, khi người dân nước này xuống đường phản đối Tổng thống Fernando Collor de Mello. Những ngày qua, biểu tình đã nổ ra ở khắp các thành phố lớn, trong đó có Rio de Janeiro và Minas Gerais. Làn sóng biểu tình khởi đầu bằng những đám đông phản đối về giá vé xe buýt cao.
Biểu tình ở thành phố Sao Paulo. (Ảnh: Getty) |
"Brazil đã bừng tỉnh như một đất nước mạnh mẽ hơn", Tổng thống Rousseff nói. "Quy mô các cuộc tuần hành ngày hôm qua là bằng chứng về sức mạnh nền dân chủ của chúng ta. Thật tốt khi chứng kiến quá nhiều người trẻ tuổi, và những người trưởng thành - con cháu, cha và ông - cùng nhau cầm quốc kỳ Brazil, hát quốc ca và đấu tranh vì một đất nước tốt đẹp hơn".
Nữ Tổng thống nói rằng chính phủ của bà đã đưa "40 triệu người vào tầng lớp trung lưu" nhưng còn nhiều việc nữa cần được thực hiện để cải thiện sự tiếp cận đối với giáo dục và y tế miễn phí.
Brazil đang chứng kiến làn sóng biểu tình rầm rộ lớn chưa từng có. (Ảnh: Getty) |
Các thị trưởng của Cuiaba, Recife, Joao Pessoa cùng nhiều thành phố khác cũng đã thông báo giảm giá vé xe buýt trước sức ép từ các cuộc biểu tình hôm 17/6.
Tổng thống Rousseff mô tả Brazil đang thức tỉnh như một đất nước mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Getty) |
Trong ngày mai, một cuộc biểu tình rầm rộ dự kiến sẽ diễn ra ở Rio de Janeiro.
Thanh Hảo(Tổng hợp)
(Nguồn: vietnamnet.vn)
Biểu tình không phải lúc nào cũng tốt nhưng thật khó để tồn tại một nền dân chủ nếu ở đó người dân không được quyền tự do biểu tình.
Trả lờiXóaBiểu tình là gì? Đó đơn thuần là sự đồng tình biểu lộ ý chí của một tập thể người. Đây hẳn nhiên là một điều bình thường. Trong một xã hội với hàng triệu con người cùng tồn tại sẽ luôn có sự tương đồng về mặt ý chí và quan điểm nhận thức của một cộng đồng người nhất định. Việc họ đứng một mình hoặc cùng nhau nắm tay để biểu lộ ý chí về một vấn đề nào đó trong xã hội đều có chung một sự thật.
Mọi thứ luôn có hai mặt và biểu tình cũng vậy. Vấn đề ở chỗ, Nhà nước với vai trò là tổ chức duy nhất thực hiện chức năng quản lý xã hội phải vạch ra ranh giới đỏ để đám đông đồng thuận về mặt ý chí kia không được phép vượt qua. Thứ vạch ra ranh giới đỏ ấy chính là luật pháp.
Có thể Mác đã đúng khi cho rằng mọi thứ đều tồn tại dựa trên những quy luật khách quan của nó. Cụ thể hơn, sự phát triển không tự nhiên mà có. Ấy là một xu hướng tuân theo những quy luật bắt buộc mà con người không thể bóp méo hoặc tự tiện xuyên tạc.
Chấp nhận lắng nghe đám đông nói lên quan điểm là cơ hội để nhìn nhận và hoàn thiện. Vì vậy, biểu tình hợp pháp lại chính là động lực phát triển của một quốc gia hiện đại.