Dấu chấm hết cho Hi Lạp!
16/06/2013 04:30 (GMT +
7)
TT - Hôm 12-6, tổ chức
tài chính Morgan Stanley Capital International (MSCI), chuyên đánh giá và xếp
hạng các thị trường tài chính thế giới, đã đưa Hi Lạp từ nhóm “các quốc gia
phát triển” xuống nhóm “các nền kinh tế đang nổi”, đồng thời cũng hạ bậc Morocco
từ nhóm này xuống nhóm chót. Quyết định gạch tên Hi Lạp của MSCI, căn cứ trên
hai tiêu chí chính là sức giá trị vốn hóa thị trường và tính thanh khoản, là
điều chưa từng xảy ra với bất cứ quốc gia phát triển nào.
TIN
BÀI LIÊN QUAN
Tuy đây chỉ là một đánh
giá xếp hạng về mặt tài chính chứ không đánh giá toàn bộ nền kinh tế, nhưng
việc Hi Lạp bị “hạ thấp đẳng cấp” như thế phản ánh sự tan rã về mặt tài chính.
Qua đó, nó lại phản ánh thực tình của nền kinh tế mà khi gia nhập khối eurozone
12 năm trước, từng hân hoan vô cùng trước tương lai tươi sáng được dùng chung
đồng euro với các nước khác trong khu vực.
Làm sao không hân hoan
cho được khi hòa nhập vào một châu lục mà trước kia không thể mang đồng nội tệ
ra xài với ai, nay không những được xài chung tiền mà còn được vay nợ với lãi
suất chung (cực thấp) của khu vực để bù chi ngân sách đang bị “cầm tù” do những
vấn nạn cấu trúc cơ hữu mà nay vẫn chưa “tái cơ cấu” nổi như bộ máy hành chính
quá khổ và tùy tiện.
Hậu quả là thuế khóa
không được thu đúng và đủ (song “tư túi” lại tận thu chia chác số thuế không
đóng ấy), ngân sách thất thu hằng năm quy ra khoảng 20 tỉ USD. Hoặc một hệ
thống tàng thư địa chính không tập trung, hậu quả là chẳng ai biết ai có bao
nhiêu đất đai, nhà cửa! Hoặc một cỗ máy kinh tế không có thói quen cạnh tranh.
Hoặc bệnh thống kê “láo” mà bây giờ “chủ nợ cứu nợ” chính của Hi Lạp là Thủ tướng
Đức Angela Merkel đã phải ngao ngán thốt lên: “Không thể chấp nhận được rằng
trong nhiều năm trời người ta lại đã có thể giả mạo các con số thống kê như vậy
được!”.
Một khi vay để “sống” dựa
trên những con số thống kê giả tạo, riết rồi “con nợ” cũng không biết mình đang
nợ thật sự là bao nhiêu, nên càng tiêu pha thỏa thích. “Hi Lạp tiêu nhiều hơn
khả năng sản xuất của mình” - Guillaume Duval, tổng biên tập chuyên san
Alternatives Economiques, kết luận khi thấy cán cân thu chi ngân sách của nước
này hằng năm cứ bội chi 16% GDP, trong khi chuẩn của eurozone là chỉ 3%, thành
ra cứ phải vay nợ nước ngoài hằng năm 40 tỉ euro để có tiền chi cho bộ máy đã
quen “ăn xài lớn”!
Bình tĩnh nhìn lại thì
thấy Thế vận hội Athens 2004 hào nhoáng vừa là biểu tượng vừa là khởi đầu của
hành trình phá sản của Hi Lạp. Chi phí chính thức của nó tính ra lên đến 11,2
tỉ euro, gần gấp ba lần kinh phí dự kiến (chỉ 4,6 tỉ), nhưng theo những tính
toán độc lập thì lên đến 20 tỉ euro. Trước năm 2002, bội chi ngân sách mới chỉ
3,7%, với Thế vận hội vọt lên 7,5% và sau đó cứ thế mà tăng... (nguồn:
Slate.fr, ngày 30-7-2012). Ông Guillaume Duval đặt vấn đề: lẽ ra họ đã cần phải
tự vấn về khả năng duy trì nợ nần!
Hậu quả của sự vung tay
quá trán là, trích thông cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về những thỏa hiệp
mới cho Hi Lạp đề ngày 5-6-2013, “từ giữa năm 2009, Hi Lạp đã rơi vào khủng
hoảng kinh tế sâu, tiếp sau những bất cân đối tài khóa và nợ nước ngoài, hậu
quả của một chính sách tài khóa “thả cửa” từ sau khi gia nhập eurozone, nhờ vào
việc vay nợ nước ngoài với lãi và phí thấp”.
Hậu quả nhãn tiền gần đây
là việc Hi Lạp, nước có lịch sử đóng tàu và hàng hải nhiều thế kỷ, sẽ đặt mua
142 tàu thủy từ Trung Quốc (một nước chưa được vào nhóm quốc gia phát triển),
đổi lấy một “quỹ đầu tư” có số vốn được hứa là 5 tỉ USD! Và đau đớn nhất là bị
gạch ra khỏi nhóm các quốc gia phát triển!
Đó là dấu chấm hết cho Hi
Lạp khi đã quên rằng cứ một đồng vay nợ sẽ là một đồng hơn lãi và vốn phải trả,
và là mấy đồng cắt giảm phúc lợi xã hội, đóng băng lương lậu, tăng thuế, phí...!
Cho mở lại một phần Đài truyền hình quốc gia
Thủ tướng Hi Lạp Antonis Samaras hôm 14-6 đề
nghị mở lại một phần Cơ quan Phát thanh truyền hình quốc gia (ERT) sau tuyên
bố đóng cửa đã tạo làn sóng phản đối gay gắt của công chúng và nhận nhiều chỉ
trích từ phía châu Âu, theo AFP. Ông Samaras đưa ra giải pháp sau những áp
lực biểu tình trên đường phố kể từ bốn ngày qua: “Một ủy ban tạm thời sẽ được
bổ nhiệm để chỉ đạo một nhóm nhân viên đưa việc phát sóng các chương trình
truyền hình nhanh chóng trở lại với công chúng”.
Ngay cả chủ tịch Liên minh phát thanh truyền
hình châu Âu Jean - Paul Philippot, đang có mặt ở Athens, cũng yêu cầu Chính
phủ Hi Lạp “bỏ quyết định đóng cửa ERT” và “khôi phục tín hiệu phát sóng”.
Hai đảng trong liên minh cầm quyền thể hiện bất đồng quan điểm với quyết định
của thủ tướng Hi Lạp và buộc ông Samaras phải tìm ra “giải pháp chung” trong
những ngày tới. Dự kiến sẽ có một cuộc họp giữa ba người đứng đầu trong liên
minh Chính phủ Hi Lạp vào ngày 17-6. Trước đó ngày 11-6, Chính phủ Hi Lạp bất
ngờ tuyên bố đóng cửa ERT để tiết kiệm ngân sách công, khiến hàng trăm nhân
viên của đài đình công tại trụ sở ở thủ đô Athens.
HÀ AN
|
DANH ĐỨC
(Nguồn: tuoitre.vn)
Quốc gia nào sẽ theo chân Hy Lạp?
Trả lờiXóaCó thể là bất cứ quốc gia nào, kể cả trong lẫn ngoài eurozone, nếu ở đó người ta tiếp tục lạm dụng cái cách mà Hy Lạp đã làm,
Phù phép số liệu, sống bằng tiêu tiền vay, dưới lừa trên, trên tin dưới ...không phá sản mới là lạ.
Hy vọng rằng "căn bệnh" này sẽ được kiểm soát ở Việt Nam. Hẳn nhiên, không một người dân có trách nhiệm nào tiếp tục muốn nghe điệp khúc theo kiểu Đồ Sơn không có mãi dâm vì cấp dưới báo cáo lên như thế vừa được một ông Cục phó ở BLĐTBXH phát biểu.