Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

KINH MÔN: NƠI ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU HAY CÁI ĐỘNG CỦA NHỮNG CON QUỶ?


hực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?

(VTC News) - Cả trăm “xã hội đen” đi ủng, mặc áo bơm hơi, đội mũi bảo hiểm, đi phía sau xe xúc lật, và hai bên đoàn xe tải.
Loạt bài dân lập 'chiến lũy' chống xã hội đen:

Bài 2: Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?

Khi phóng viên đang trò chuyện với cụ Phạm Văn Áp, 80 tuổi (Châu Xá, Kinh Môn, Hải Dương), người cao tuổi nhất xung phong chống lại xã hội đen, thì anh Nguyễn Văn Sơn, chen ngang kể chuyện. Anh Sơn là anh trai của anh Nguyễn Văn Hanh, người đại diện cho dân làng tố cáo nhà máy gây ô nhiễm. 

Theo lời anh Sơn (sau này phóng viên đã xác minh lại qua anh Nguyễn Văn Hanh), thì anh Hanh mới bị xã hội đen khủng bố bằng phân và bị chúng vác gậy đóng chi chít đinh đuổi đánh bán sống bán chết ngay trước nhà mình, trước mắt dân làng. Sợ bị truy sát, anh Hanh đã đi trốn, còn anh trai tiếp tục thay thế công việc của em.

Anh Sơn kể tiếp lời cụ Áp, bởi anh là người trực tiếp “chiến đấu” trong đêm tối, nên anh rành rẽ hơn hẳn: Hôm đó là rạng sáng 27/6, hơn 12 giờ đêm, anh H. công nhân của Nhà máy xi măng Thành Công 2 đang làm việc ở trên đỉnh lò, nhìn thấy một đoàn xe xuất phát từ máng nghiền đá cạnh bờ sông, chỗ Nhà máy xi măng Thành Công 2, ở đầu thôn Châu Xá. Xe xúc lật đi đầu tiên. Phía sau là một đoàn xe tải.
Hải Dương
Cụ Phạm Văn Áp nhận nhiệm vụ đánh kẻng báo động dân làng khi có xã hội đen tấn công 
Đang nửa đêm về sáng, mà cả đoàn xe nổ máy, tiến rầm rầm khiến anh H. khó hiểu, nên lập tức điện cho anh Nguyễn Văn Hanh. Anh Hanh thức dậy, trèo lên mái nhà quan sát. Anh thấy đoàn xe từ đầu làng đi xuống, vòng qua đường khai thác đất sét của Nhà máy xi măng Phúc Sơn vào khu vực nhà máy của công ty Trường Khánh.

Một lát sau, tiếng rít của xe xúc lật cùng đoàn xe tải, khoảng 7-8 chiếc vang lên từ phía Nhà máy Trường Khánh, rồi lù lù tiến về phía lều tạm do người dân Châu Xá dựng lên, chốt chặn. Khi đó, người dân chưa rải đá hộc dọc đường, nên đoàn xe tiến lên khá dễ dàng.

Thấy đoàn xe nổ ầm ĩ tiến về phía lều bạt, 8 người đang ngủ trong lều bật thức dậy. Tiếng kẻng dồn dập vang lên. Lát sau, kẻng trong làng Châu Xá, Trại Xanh, Nhẫm Dương cùng vang rền. Cả ngàn người dân ở các thôn trong xã Duy Tân thức giấc, cùng đổ xô ra cánh đồng, với gậy gộc trong tay. Thanh niên khỏe mạnh được huy động vác đá ném vào đoàn xe.
Hải Dương
Người dân Châu Xá chuẩn bị đá làm vũ khí chống lại xã hội đen 
Theo lời anh Sơn, con đường khá nhỏ nên chiếc xe xúc lật kềnh càng đã choán hết đường. Chiếc xe xúc lật được bố trí đi trước, giương gầu lên cao. Theo lời người dân Châu Xá, thì có đến cả trăm “xã hội đen”, đi ủng cao đến gối, mặc áo bơm hơi lùng bùng, trông béo như củ khoai tây, đội mũi bảo hiểm kín mít, đi phía sau xe xúc lật, và 2 đi thành hàng hai bên đoàn xe tải. “Xã hội đen” tên nào tên nấy với vũ khí trang bị tận răng!

Người dân ném đá về phía đoàn xe, thì bị gầu xe xúc cản lại. Đá ném vào người “xã hội đen” chỉ kêu bồm bộp, chẳng ăn thua gì. Nhiều người cầm gậy gỗ, gậy sắt vụt, dùng liềm bổ song cũng chỉ phát ra tiếng kêu bồm bộp mà thôi.

Mặc dù nhận mưa đá, song đoàn “xã hội đen” vẫn lù lù như bộ binh tiến lên. Chỉ khi đến chỗ cái cống đã bị dân đập vỡ một nửa, xe xúc lật sa lầy, gầu múc hạ xuống, người dân ném vỡ kính xe, thì đoàn “xã hội đen” mới chịu rút lui.

Ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá, cũng xác nhận với phóng viên rằng, có chuyện “tập đoàn xã hội đen” vào làng hành hung dân trong đêm 26, rạng sáng 27/6. Ông Tài cũng xác nhận có 1 xe xúc lật và 8 xe tải, nhưng chỉ có khoảng hơn 40 tên xã hội đen, chứ không đến 100 tên như dân đồn đoán.
Hải Dương
 
Hải Dương
Chiếc xe xúc lật bị sa lầy 
Cũng theo lời ông Tài, đêm đó lực lượng an ninh huyện, công an xã cũng có mặt bảo vệ nhân dân. Tuy nhiên, lực lượng công an quá mỏng, không thấm vào đâu so với “tập đoàn xã hội đen”. Khi đoàn xe của xã hội đen tiến lên, công an đã nổ mấy phát súng chỉ thiên cảnh báo, nhưng đoàn xe không dừng lại. 

Ông Tài cũng xác nhận từ phía đoàn “xã hội đen” có tiếng súng nổ bùm bụp, nhưng là súng gì thì không rõ và cũng không thể khẳng định họ bắn dân hay chỉ nổ súng đe đọa mà thôi. 

Sau trận hỗn chiến đó, một “xã hội đen” bị thương, phải đi cấp cứu. Phía nhân dân thôn Châu Xá thì ông Phạm Văn Quý (60 tuổi) suýt mất mạng. Theo lời người dân, ông Quý bị máy xúc lật gạt ngã xuống ruộng, rồi lọt vào tay chúng, nên mọi người không ứng cứu được.

Đoàn người bí hiểm này đã dùng xẻng dài 2m, gậy đóng đinh vụt nhiều nhát vào người ông Quý. Khi nhóm người lạ này rút đi, mọi người tìm thấy ông Quý bất tỉnh dưới ruộng. Dân làng khiêng ông Quý vào trạm xá xã. Lúc này, cả làng náo loạn vì nhận được tin ông Quý đã qua đời. Tuy nhiên, mạch ông Quý vẫn đập, nên trạm y tế chuyển đi cấp cứu ở Bệnh viện tỉnh Hải Dương.

Ông Quý bị gãy 3 xương sườn, dập nát xương tay, rách đầu. Hiện không ai biết ông Quý đang được điều trị ở đâu vì gia đình không tiết lộ, sợ bị trả thù. 
Hải Dương
Anh Nguyễn Văn Sơn chỉ nơi ông Quý bị đánh trọng thương 
Mặc dù nhân dân thôn Châu Xá đều khẳng định có xã hội đen càn quét dân làng, nhưng bà Nguyễn Thị Bên, Bí thư huyện ủy Kinh Môn lại cho biết: “Không có chuyện xã hội đen vào đánh dân, rồi càn quét dân như một số người kể lại. Ngay khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo công an vào cuộc điều tra, làm rõ vấn đề.

Hiện chưa có kết luận của bên công an, nhưng tôi khẳng định không có xã hội đen trong vụ việc này. Đây chỉ là hiểu lầm giữa nhân dân và công nhân của các nhà máy. Chiếc máy xúc lật đó là của Công ty Vững Mạnh, chuyên khai thác đá cho Nhà máy xi măng Trung Hải.

Hôm 26/6, khoảng 11 giờ đêm, chứ không phải rạng sáng 27-6, thấy không có dân chốt chặn ở đường, nên công ty cử lái xe đi vào núi lấy đá, gồm cả xe xúc lật lẫn xe tải. Vì việc chở đá nặng, xe tải thường xuyên sa lầy, nên xe xúc lật làm nhiệm vụ ứng cứu.

Thế nhưng, khi đoàn xe vào núi, người dân đã đuổi đánh, khiến lái xe phải chạy từ trong núi ra ngoài. Người dân đánh ngất một lái xe của công ty, chứ không phải đánh ngất xã hội đen như họ kể. Người dân thì đều hiền lành, thật thà, nhưng sự việc trở nên ầm ĩ thế này là do một số phần tử quá khích kích động”.

Bài tiếp: Vì đâu người dân phải ‘lập chiến lũy’?

Phạm Ngọc Dương
(Nguồn: vtc.vn)

VIỆT NAM HAY ... IRẮC!


Dân lập ‘chiến lũy’ – cảnh báo bất an ở một làng quê

(VTC News) – Làng quê đang bình yên, bỗng đâu dân lập chiến lũy để ngăn chặn “xã hội đen” xâm phạm cuộc sống của họ, trong khi chính quyền vào cuộc có phần chưa quyết liệt.
Bài 1: Dựng lều, rải đá chặn xã hội đen

Suốt gần tháng nay, một làng quê nhỏ ở Hải Dương sống trong cảnh tượng vô cùng lạ lùng, không khác gì thời chiến. Sự vào cuộc có phần không quyết đoán của chính quyền, đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân. 

Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh báo nghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương.

Những ngày này, về Hải Dương, đâu đâu cũng bàn tán chuyện “chiến sự” ở làng Châu Xá (Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương). Đất Duy Tân nổi tiếng với ngôi chùa Nhẫm Dương, nơi phát hiện hàng loạt di chỉ khảo cổ, trong đó, quan trọng nhất là hóa thạch vượn người Pôn-gô.

Điều đó khẳng định rằng, đất nước Việt Nam chính là một trong những cái nôi sản sinh ra vượn người, là gốc tích của loài người hiện đại. Nhưng giờ, con đường vào vùng đất có bề dày văn hóa, khảo cổ và tâm linh ấy vắng bóng người qua lại.

Thi thoảng, chỉ thấy tiếng xe máy nẹt pô, rú ga phóng vun vút vào làng, rồi lại vun vút lao ra. Các đối tượng ngồi trên xe máy đều đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang kín mít. Tôi được người dân cảnh báo rằng, đó toàn là xã hội đen, chúng vào làng rình mò, theo dõi động tĩnh của dân làng (?!).

Đến thị trấn Phú Thứ, hỏi đường vào thôn Châu Xá, một anh nhìn tôi kỹ càng rồi hỏi: “Không sợ mất mạng hay sao mà mò vào đó làm gì? Nếu là người lạ thì đừng có dại dột mà vào làng. Họ mà đánh kẻng, cả làng cầm gậy gộc, gạch đá ùa ra thì mất mạng như chơi đấy”.
dân lập chiến lũy
Nhiều con đường ở Châu Xá được nhân dân rải đá để chống lại xã hội đen 
Nghe lời cảnh báo ấy, tôi cũng thấy chờn chợn, tuy nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, tôi bỏ mũ bảo hiểm, đi xe máy tà tà, chầm chậm vào làng. Tôi dừng lại trước một dãy nhà bên đường, giữa cánh đồng, chìm nghỉm trong màu không khí nhờ nhờ do khói từ những nhà máy xi măng nhả ra.

Nhà nào cũng cổng kín then cài, gọi cửa mãi mới thấy một cụ ông lò dò hé cửa trong hỏi vọng ra: “Ai đấy?”. Tôi cất giọng, giới thiệu là nhà báo, tức thì cụ ông mở cửa, ngó phải nhìn trái, rồi mở cổng mời tôi vào.

Ông giới thiệu là Lê Văn An, 70 tuổi, bộ đội về hưu. Ông An bảo: “Bác từng có mấy chục năm trong quân ngũ, ra sống vào chết bao lần rồi, nhưng bác thấy làng mình bây giờ chẳng khác gì đang có chiến sự, đang ở thời kỳ chống Mỹ. Bác thấy buồn vì chính quyền ở đây xa rời dân quá. Con giun xéo lắm cũng phải quằn”.

Trình bày cảm xúc một lúc, rồi ông An kể: “Sở dĩ người dân bức xúc tày đình như những ngày qua, là vì chính quyền xã đã không đứng về phía dân một cách quyết liệt. 
dân lập chiến lũy
 
dân lập chiến lũy
Người dân dựng lán, lập chốt ngăn chặn nhà máy hóa chất gây ô nhiễm 
Mấy lần họp cựu chiến binh, mọi người đều đem chuyện nhà máy xây dựng trái phép ra bàn, và đều nhất quyết yêu cầu chính quyền xã đóng cửa nhà máy. Khi nhà máy hoạt động, nhả ra khí thải màu xanh lè, khiến dân ngộp thở, khiến cá chết, vịt chết, dân kiện cáo, mới lòi ra cái chuyện nhà máy xây dựng không phép giữa làng.

Bức xúc ở chỗ, nhà máy to như quả núi xây dựng không phép mà lãnh đạo xã không biết, thế nhưng, một ngôi mộ của dân xây vào đất ruộng thì biết ngay, sai dân quân đi đập ngay”.

Tâm sự đến khi bức xúc dịu xuống, ông Lê Văn An lấy mũ, lập cập trèo lên xe áp tải phóng viên vào sâu trong làng. Ông bảo, người lạ vào làng không có người trong làng áp tải thì mất mạng như chơi. 

Đến giữa cánh đồng gặp một con đường bê tông cắt ngang đường chính. Con đường này dẫn từ núi ra, bị chặn bởi những đống đá hộc.

Cứ vài mét lại có một đống đá. Con đường thẳng tắp, cờ xí phấp phới như thể có hội. Từ đầu đường, xuyên sâu vào trong núi, cứ vài mét lại có một đống đá nhỏ. Những tảng đá hộc nằm lăn lóc giữa đường.

Đi một đoạn thì thấy con đường bị đào đứt đôi, chỉ còn lại “con lươn” nhỏ, đủ cho xe máy đi qua. Đất đá phá đường được múc lên đổ thành đống, chặn ngang đường, xe ô tô không thể trèo qua được. Ông An bảo, nhân dân phá đường như thế để xe ô tô, xe xúc, xe ủi không đi qua được.

Nhìn con đường dẫn vào Nhà máy Trường Khánh, như thể có chiến sự, với hào sâu, đống trụ cản đường xe tăng!

Thấy chiếc xe máy lách từng đống đá đi trên “con đường chiến sự” giữa cái nắng chang chang, hàng chục người buông bát, bỏ đũa chui ra khỏi lều, lấy tay che trán quan sát.
dân lập chiến lũy
Cụ Phạm Văn Áp thể hiện quyết tâm đối đầu với xã hội đen 
Lúc sau, tôi mới biết, cụ ông Phạm Văn Áp đã cầm búa, lên dây cót tinh thần, chuẩn bị đánh kẻng báo hiệu. Tuy nhiên, khi phát hiện “người lạ” chở ông Lê Văn An, người trong làng, thì mọi người thở phào nhẹ nhõm.

Chiếc lán được dựng lên ở một đầu đường để mọi người nghỉ ngơi, và chiếc rạp lớn được dựng lên giữa ngã tư đường để mọi người ngồi uống nước, trò chuyện, chơi cờ.

Điều tôi thấy lạ lùng nhất, ấy là mấy chục “chiến binh” chống lại “xã hội đen”, như lời đồn đại ầm ĩ trong vùng, toàn là ông già và bà già. Trong số đó, phân nửa mặc áo nâu sồng, nhai trầu bỏm bẻm.

Người cao tuổi nhất là cụ ông Phạm Văn Áp, người được giao nhiệm vụ đánh kẻng. Cụ Áp năm nay 80 tuổi, trán hói, răng rụng gần hết, nhưng tính tình thì vui vẻ phải biết. 

Cụ bảo: “Tôi đồn trú ở đây 17 ngày đêm, hao mất 5kg rồi. Hôm qua tranh thủ về nhà một tí mà vợ không nhận, chó mèo cũng không nhận ra nữa rồi. Tôi phải quyết tử chiến đấu vì con, vì cháu, vì ngôi làng này.

Thời chúng tôi, cái làng nhỏ này có đủ 4 hướng để thở, nhưng đến đời con cháu chúng tôi, thì họ xây dựng nhà máy xi măng, bịt mất 3 hướng rồi. Còn mỗi hướng để thở, giờ họ dựng cái nhà máy hóa chất bịt nốt, thì chỉ có con đường chết.

Mới mấy hôm trước thôi, bọn xã hội đen còn chỉ vào mặt chúng tôi thách thức, nói rằng sẵn sàng san bằng thôn này, di chết hết cả thôn. Chúng nó còn nói chúng nó chưa từng lùi bước ở bất kỳ đâu.

Chúng nó nói thật và làm thật, nhưng chúng nó đã phải lùi bước trước người dân Châu Xá chúng tôi. Tôi từng này tuổi rồi, chết được rồi, nghĩa địa lại ở cánh đồng đây, tôi sẽ không ngại đổ máu”.

Nói rồi, cụ ông Phạm Văn Áp đứng trước lá cờ Tổ quốc, hiên ngang ngẩng mặt, yêu cầu nhà báo chụp cho tấm ảnh để đăng báo, để tự hào với con cháu, dân làng, vì thành tích chống lại xã hội đen!.

Ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá cho biết: “Sự việc ầm ĩ kể từ khi dân phát hiện Công ty Trường Khánh thuê 2 lô đất của xã, trong đó, một lô để làm lò sản xuất vôi, một lô để làm môi trường sinh thái, khu vui chơi, nhưng công ty này lại xây dựng nhà máy sản xuất hóa chất Pro Niken. Người dân cho rằng chính quyền làm ngơ cho công ty này xây dựng nhà máy trái phép. Trong khi đó, nhân dân lại cho rằng nhà máy này sản xuất hóa chất, gây ô nhiễm môi trường, nên nhân dân rất bức xúc, dẫn đến sự việc đáng tiếc như ngày hôm nay.

Bài tới: Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?
(Nguồn: vtc.vn)

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Nói nhiều tham nhũng, lãng phí sao kết quả chống không cao?

(ĐVO) - "Lãng phí có thể nói là phát hiện và nhìn thấy rất rõ, từ một dự án  được cấp phép mãi không thấy làm, từ một lô đất giải phóng mặt bằng bao nhiêu năm không triển khai, từ công trình xây dựng xong thấy chất lượng kém…" - ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết.

Sáng ngày 28/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 2, thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri quận Đống Đa sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.
Trong cuộc tiếp xúc, ông Phạm Quang Nghị thẳng thắn thừa nhận về tình trạng lãng phí hiện nay.

"Nguyên nhân là do bệnh hình thức, phô trương và đặc biệt là ý thức không tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Vừa qua, Quốc hội cũng đã thảo luận, đưa vấn đề này vào Luật để từng bước đi vào nề nếp” - Ông Nghị nói.

Bên cạnh đó, phát biểu tại thảo luận tổ về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sửa đổi, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng từng lên tiếng về tình trạng lãng phí.

"Lãng phí đang là vấn đề rất lớn với xã hội hiện nay, gây tốn kém tiền bạc, thậm chí còn hơn cả tham nhũng và chúng ta khó có số liệu chính xác. Cử tri, nhân dân bất bình với tình trạng lãng phí, nhưng cũng giống như tham nhũng, mặc dù tích cực phòng chống mà kết quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi.

Tại sao chúng ta nói nhiều đến lãng phí, cũng như nói nhiều đến tham nhũng, mà kết quả phòng chống lại không cao? Nhìn ra nước ngoài thì thấy họ quy định rất chặt chẽ việc sử dụng kinh phí, tài sản công với danh mục, tiêu chí, tiêu chuẩn rất cụ thể, ai chi vượt ra ngoài thì chịu trách nhiệm, tự bỏ tiền túi ra đền. Đến dự hội nghị ở các nước, họ đâu có in phông màn, biểu ngữ hoành tráng, tốn kém như ở ta, cũng làm gì có phong bì, quà cáp?" - Ông Nghị cho biết.
Trước đó, trong cuộc họp giao ban quý I/2013, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết: Khi Bí thư thành phố Viên Chăn (Lào) đưa thư chúc mừng dịp Quốc khánh và kỷ niệm năm chẵn quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước và Sở Ngoại vụ phải viết thư lại để cảm ơn nước bạn Lào.

Tuy nhiên, "Sở Ngoại vụ trình đến tôi để trả lời cảm ơn thì thiếu đúng 1 ngày nữa là tròn một tháng. Thực tình tôi rất khó chịu về việc này. Trình lãnh đạo để cảm ơn người ta mà chậm gần 1 tháng thì còn cảm ơn gì nữa!
Khi hỏi ra thì văn phòng UBND thành phố chậm 22 ngày, Sở Ngoại vụ chậm mất 8 ngày. Đây chính là một trong những rào cản làm chậm quá trình phất triển kinh tế - xã hội” - ông Nghị cho biết.
Thụy Miên (Tổng hợp VOV, ĐVO)
(Nguồn: Báo Đất Việt)

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

TRIỀU TIÊN: GẶP LÃNH TỤ KHÓC HƠN CHA CHẾT!


Ở Triều Tiên, nước mắt được coi là biểu tượng của lòng trung thành tuyệt đối với lãnh tụ.

Lính Triều Tiên đồn trú trên đảo Jangjae, Nam Hwanghae khóc nức nở khi được lãnh tụ đến thăm


Vợ của các binh sĩ trên đảo Jangjae không cầm được nước mắt khi được trực tiếp gặp mặt nhà lãnh đạo.

Những phụ nữ trung tuổi này khóc như mưa khi được ông Kim Jong Un thăm hỏi

Quân nhân tưởng chừng là những người cứng rắn, nhưng khi gặp mặt nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên, họ cũng không cầm được nước mắt

Một quân nhân vừa cúi rạp người vừa rớm lệ khi được nhà lãnh đạo bắt tay

Hai quân nhân này thì sung sướng gục hẳn đầu vào vai Kim Jong Un để khóc nức nở. Đối với họ, đó là một vinh dự vô cùng lớn

Các nữ quân nhân thuộc Đại đội Cây Hồng, đoàn 4302 quân đội Triều Tiên nức nở khi được nguyên soái Kim Jong Un đến thăm

Họ quây lấy nhà lãnh đạo mà khóc

Ở Triều Tiên, nước mắt được coi là biểu tượng của lòng trung thành tuyệt đối với lãnh tụ

Ngày 19/5/2013, ông Kim Jong Un và phu nhân đã tới thăm một trường học nằm ở chân núi Myohyang thuộc tỉnh Bắc Phyongan. Các em học sinh ở đây vừa vỗ tay vừa khóc khi đón nhà lãnh đạo

Cho đến khi được xếp hàng chụp ảnh chung với vợ chồng lãnh tụ, các em vẫn chưa khô được nước mắt

Đối với người lao động Triều Tiên, được lãnh tụ đến úy lạo tinh thần là hạnh phúc tột đỉnh. Trong bức ảnh này, chỉ duy nhất ông Kim Jong Un là không rơi lệ

Một bức ảnh khác cho thấy "văn hóa nước mắt" của người Triều Tiên khi gặp lãnh tụ
Theo Soha.vn

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

1 M2 ĐẤT ĐỔI ĐƯỢC TÔ PHỞ, THƯA CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI!


1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. 1m2 đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo.. Thưa các vị ĐBQH, những cái tít báo không ca ngợi sự so sánh tuyệt vời của các nhà báo, nó chỉ phản ánh những bất hợp lý mà khung bảng giá đất do nhà nước quy định đang hiển hiện như một điều mà ai cũng chịu đựng.


Ngày 10-12-2010, 132/133 đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua khung giá đất mới năm 2011, một biểu giá mà chính Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, ngay khi đó, thừa nhận “Cách xa so với giá thực tế”.
Xa thực tế là bao nhiêu? Thanh tra tài chính Thành phố sau đó ít lâu công bố một báo cáo, rằng giá thực tế cao hơn bảng giá đất của Hà Nội từ vài chục đến 400-500%.
Vì sao bảng giá đất luôn “lạc hậu hàng chục năm” ngay sau khi ban hành là điều mà người dân không hiểu được. Nhưng hậu quả của nó, thì rõ ràng, dân là người hiểu hơn ai hết với những mức đền bù giống y như một bất công, một nguyên cớ để người ta không kiện cáo không xong, xảy ra ở khắp nơi. Một m2 đất có giá bằng nửa cân thịt bò. 1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. 1m2 đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo. Hay 100m2 đất thu hồi không mua nổi 1m2 đất dự án.
Thưa các vị ĐBQH, những cái tít báo không ca ngợi sự so sánh tuyệt vời của các nhà báo, nó chỉ phản ánh những bất hợp lý mà khung bảng giá đất do nhà nước quy định đang hiển hiện như một điều mà ai cũng chịu đựng.
Nhưng không chỉ người dân là nạn nhân của sự vô lý. Câu chuyện cũng không chỉ là những cái tít báo. Ngày hôm qua 17.6, khi Luật Đất đai sửa đổi được đưa ra thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định), trước nghị trường đã đưa thực tế “Giá đất được quy định tại bảng giá chỉ bằng 40% giá thị trường. Ở Hà Nội, ở TP HCM, thậm chí chỉ bằng 18-30% giá thị trường”.
Bà Thụy cũng nói “Nếu quy định giá đất thuê như dự thảo luật sẽ không đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước từ đất đai”. Bởi “Nếu cho thuê theo Bảng giá đất sẽ thấp hơn rất nhiều so với thị trường”.
Không bù đắp được điều tiết địa tô. Không đủ bù đắp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Không đảm bảo cân đối thu chi. Không tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất. Không thu được chính xác những đồng thuế khi cho thuê, chuyển nhượng dựa trên mức giá bèo bọt trong bảng giá đất. Có lẽ, còn rất nhiều chữ “không”, được liệt kê sau bảng giá mà trong đó, mức giá đất “âm sâu dưới đất” gây hại cho cả nhà nước và người dân.
Chỉ có người sử dụng đất sau thu hồi là được lợi, và có lẽ, đây cũng chính là nguồn cơn cho cái gọi là “lợi ích nhóm”.
Trở lại với phiên họp ngày 10-12-2010 của HĐND TP Hà Nội, sự “cách xa so với thực tế” còn được chính Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh “thêm” rằng: Như mọi năm.
Phát biểu thừa nhận này có vẻ là một biểu tượng của sự bất lực khi những quy định trong luật khiến các đại biểu nhân dân buộc phải biểu quyết một biểu giá không hề có lợi cho dân, không hề có lợi cho nhà nước.
Gọi là tiếp cận với giá thị trường hay phù hợp với thị trường, thế nào cũng được, tuy nhiên, ngay bây giờ sự không đúng với thực tế, bất chấp thực tế phải được sửa đổi bằng những quy định chặt chẽ ngay trong luật, để bảng giá không tiếp tục “lạc hậu hàng chục năm” so với thực tế và trở thành một trong những nguyên nhân tiếp tục gây khiếu kiện.

(Nguồn: blog Đào Tuấn)

ĐẤT NƯỚC - MÌNH



Nếu Đất nước này không phải của mình
Mình đâu cần lo lắng đến thế
Nếu Đất nước này không phải của mình
Mình đâu cần trằn trọc hằng đêm
Nếu Đất nước này không phải của mình
Thì mặc kệ ai đó muốn làm gì thì làm
Mặc kệ ai đó muốn khoét gì thì khoét
Mặc kệ ai đó muốn giết ai, bắt ai thì cứ thoải mái vô tư
Mặc kệ gã láng giềng to xác, gian, tham
Mặc kệ lão Mác, lão Lê
Những lão quyết định số phận của hàng chục triệu người
Suốt chiều dài bao nhiêu thế hệ
Mà chẳng dây mơ dễ má

Nhưng Đất nước này là của mình
Của tổ tiên mình
Của con cháu mình mãi mãi mai sau
Nên sao khỏi suy tư?
Sao khỏi trằn trọc?
Sao có thể làm ngơ bao ngang trái ngoài kia?

Hỡi Việt Nam của tôi
Hỡi đồng bào của tôi
Hỡi dòng giống Lạc Hồng ngàn năm văn hiến
Hãy đứng lên đi
Đứng thẳng lên
Rũ sạch bùn đen ta bắt tay xây lại nước non này.

nguoixudong

BRAZIL: NƠI KHÔNG CẦN NHỮNG ... TRẠI LỘC HÀ!

Tổng thống Brazil tự hào vì quá nhiều người biểu tình

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cho biết bà rất tự hào về hàng chục nghìn người đổ xuống đường ở các thành phố nước này đòi một nền giáo dục và giao thông tốt hơn.

TIN BÀI KHÁC:

Brazil, biểu tình, phản đối, Dilma Rousseff
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff

"Chính phủ của tôi đang lắng nghe những tiếng nói kêu gọi thay đổi", bà Rousseff nói trong lời bình luận đầu tiên của nữ chính trị gia này kể từ sau các cuộc biểu tình ngày 17/6.

Brazil, biểu tình, phản đối, Dilma Rousseff
Biểu tình ở Brasilia. (Ảnh: Getty)

Brazil đang chứng kiến làn sóng biểu tình lớn chưa từng có kể từ năm 1992, khi người dân nước này xuống đường phản đối Tổng thống Fernando Collor de Mello. Những ngày qua, biểu tình đã nổ ra ở khắp các thành phố lớn, trong đó có Rio de Janeiro và Minas Gerais. Làn sóng biểu tình khởi đầu bằng những đám đông phản đối về giá vé xe buýt cao.

Brazil, biểu tình, phản đối, Dilma Rousseff
Biểu tình ở thành phố Sao Paulo. (Ảnh: Getty)

"Brazil đã bừng tỉnh như một đất nước mạnh mẽ hơn", Tổng thống Rousseff nói. "Quy mô các cuộc tuần hành ngày hôm qua là bằng chứng về sức mạnh nền dân chủ của chúng ta. Thật tốt khi chứng kiến quá nhiều người trẻ tuổi, và những người trưởng thành - con cháu, cha và ông - cùng nhau cầm quốc kỳ Brazil, hát quốc ca và đấu tranh vì một đất nước tốt đẹp hơn".
Nữ Tổng thống nói rằng chính phủ của bà đã đưa "40 triệu người vào tầng lớp trung lưu" nhưng còn nhiều việc nữa cần được thực hiện để cải thiện sự tiếp cận đối với giáo dục và y tế miễn phí.

Brazil, biểu tình, phản đối, Dilma Rousseff
Brazil đang chứng kiến làn sóng biểu tình rầm rộ lớn chưa từng có. (Ảnh: Getty)
Trước đó, thị trưởng Sao Paulo được cho là đã tới gặp với Tổng thống Rousseff, dường như để thảo luận về các lựa chọn cho phép ông thỏa mãn yêu cầu của người biểu tình và giảm giá vé phương tiện giao thông công cộng.
Các thị trưởng của Cuiaba, Recife, Joao Pessoa cùng nhiều thành phố khác cũng đã thông báo giảm giá vé xe buýt trước sức ép từ các cuộc biểu tình hôm 17/6.

Brazil, biểu tình, phản đối, Dilma Rousseff
Tổng thống Rousseff mô tả Brazil đang thức tỉnh như một đất nước mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Getty)

Trong ngày mai, một cuộc biểu tình rầm rộ dự kiến sẽ diễn ra ở Rio de Janeiro.

Thanh Hảo(Tổng hợp)
(Nguồn: vietnamnet.vn)

HẬU ĐOÀN VĂN VƯƠN KỲ ÁN, CA ĐẠI TÁ TIẾP TỤC LẬP CHIẾN CÔNG!

Cận cảnh xưởng sản xuất súng lớn nhất Hải Phòng

- Công an thành phố Hải Phòng vừa phá thành công chuyên án 613S, bắt một số đối tượng chuyên sản xuất súng bút có qui mô lớn nhất Hải Phòng từ trước tới nay.
sản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên án
Đối tượng Dương Minh Nhất

sản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên án
Đối tượng Trần Thị Hồng Vân. Vân và Nhất chính là chủ cơ sở sản xuất súng

sản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên án

sản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên án
Máy dùng để sản xuất súng
sản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên án
sản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên án
sản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên án
sản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên án
sản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên án
sản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên ánsản xuất súng, Hải Phòng, súng bút, chuyên án
Một số loại súng thu giữ tại nhà đối tượng

Q.Minh
(Nguồn: vietnamnet.vn)

HÒA ĐÀM GENÈVE NĂM 1954 – NỖI KHÓ XỬ CỦA TRUNG QUỐC (1)

Người dịch:  Quốc Thanh
Bài này trích từ “Nghiên cứu về lịch sử thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa -2” 《中华人民共和国建国史研究2》 Tác giả:  Dương Khuê Tùng   Nơi xuất bản: Nhà xuất bản nhân dân Giang Tây  Năm xuất bản: 9.2009. (Xin xem: book.douban.com/subject/3923370/).

ĐẠO NGHĨA QUỐC TẾ VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA: HÒA ĐÀM GENÈVE NĂM 1954 – NỖI KHÓ XỬ CỦA TRUNG QUỐC
Nước Trung Quốc mới vừa được thành lập đã bị cuốn ngay vào 2 cuộc chiến tranh quy mô lớn với nước ngoài. Một cuộc là Chiến tranh Triều Tiên xảy ra ngoài cương giới vùng Đông Bắc Trung Quốc, một cuộc nữa là Chiến tranh Đông Dương xảy ra ngoài cương giới phía nam Trung Quốc. Cả hai cuộc chiến tranh này gần như đồng thời diễn biến thành Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều và Chiến tranh viện Việt kháng Pháp của Trung Quốc, và không hề ngẫu nhiên, chúng hiển nhiên đều có mối liên quan chặt chẽ với đặc tính chính trị của chính Trung Quốc. Nếu như nói Trung Quốc buộc phải dùng hình thức chí nguyện quân để trực tiếp tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên, đồng thời trên thực tế trở thành kẻ gánh vác chủ yếu cho cuộc chiến tranh này, rồi còn có thể ở một chừng mực nào đó mà quy nguyên nhân cho sự can thiệp quy mô lớn của “quân đội Liên hợp quốc” do Mỹ đứng đầu, nhen ngọn lửa chiến tranh tới bờ Áp Lục Giang, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc, thì việc Pháp bổ sung lực lượng cho cuộc Chiến tranh Đông Dương chỉ là để kéo dài sự thống trị thực dân đã một dạo bị mất đi của mình, chứ không hề cấu thành sự đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc mới, vậy thì vì sao chính quyền Trung Quốc mới lại vẫn cứ chi viện với hầu hết mọi hình thức, trừ xuất quân? Rất rõ ràng rằng, bất luận là Chiến tranh Triều Tiên hay Chiến tranh Đông Dương, điều thúc giục chính quyền Trung Quốc mới buộc phải quan tâm cao độ và tích cực viện trợ không hề chỉ là do chúng liên quan đến vấn đề an ninh của chính Trung Quốc. Một nguyên nhân còn quan trọng hơn là những người cộng sản Trung Quốc đã chiến thắng tin rằng họ phải thi hành nghĩa vụ quốc tế của mình.
Do đã có Trung Quốc là hậu phương lớn an toàn, do đã có kinh nghiệm chiến tranh của Trung Quốc cùng sự viện trợ quân sự và vật tư trực tiếp của nước này mà Việt Nam độc lập đồng minh[i] chỉ vẻn vẹn trong thời gian có mấy năm, đã nhanh chóng từ yếu biến thành mạnh, đã xoay chuyển được tình thế chiến trường, bắt đầu trở thành một lực lượng lớn mạnh đủ sức thách thức với ách thống trị của thực dân Pháp. Song, chính giữa lúc đối sánh lực lượng hai bên bắt đầu phát sinh bước ngoặt lịch sử, thì một cuộc Hội nghị Genève năm 1954 đã khiến cho giữa Việt Nam và Pháp đi đến thỏa thuận về phân định ranh giới đình chiến. Hàng vạn bộ đội và cán bộ của Việt Nam độc lập đồng minh buộc phải từ miền Nam Việt Nam và Lào, Campuchia rút về miền Bắc Việt Nam, mục tiêu giải phóng hoàn toàn Việt Nam và giải phóng Lào, Campuchia, thành lập Liên bang Đông Dương cách mạng trong mộng tưởng vốn có đã phải từ bỏ vì thế, Việt Minh chỉ được có một nửa Việt Nam. Mà đóng vai trò chính trong vạch ranh giới đình chiến lại chính là các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới đã luôn luôn tích cực ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng Đông Dương. Vì sao chính sách đối ngoại của Trung Quốc mới lại có sự thay đổi quan trọng và nhanh chóng như vậy? Gần đây, một số nhân chứng và nhà nghiên cứu đã đưa ra một vài sự giải thích về việc chính quyền Trung Quốc mới điều cố vấn quân sự cho Việt Minh cùng những nỗ lực hòa bình trong Hội nghị Genève…, song dường như vẫn thiếu sự bàn thảo có hệ thống và đi sâu về tình hình và bối cảnh chuyển đổi chính sách của Trung Quốc mới. Bài này thử bàn về vấn đề này có kết hợp với những gì đã kinh qua trong chuyển đổi chính sách của Trung Quốc mới.
Giải phóng Đông Dương?
Ngày 2.9.1945, trước tình huống Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, thông qua cuộc “Cách mạng Tháng Tám” dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố ra đời, Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch Chính phủ lâm thời nhân dân. Song, do phe Đồng minh tuyên bố Đông Dương từ vĩ tuyến 16 về phía nam là khu vực đầu hàng của quân đội Anh, về phía bắc là khu vực đầu hàng của quân đội Trung Quốc (tức Quốc dân đảng), nên sau đó quân đội Pháp đã tiến vào với quy mô lớn với sự hỗ trợ của quân đội Anh, mưu đồ khôi phục sự thống trị thực dân của mình đã bị người Nhật cướp mất. Hồ Chí Minh buộc phải tuyên bố thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, phát động Chiến tranh chống Pháp trước tình hình quân Pháp Bắc tiến quy mô lớn, để giành lại độc lập và thống nhất cho Việt Nam.
Cuộc Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam ngay từ đầu đã là một cuộc đấu không cân sức. Đảng Việt Nam trước đây chỉ mới đánh chiến tranh du kích, bộ đội vừa không được huấn luyện lại vừa thiếu kinh nghiệm chiến tranh chính quy, cộng thêm không có vũ khí tương đối hiện đại, lại phải đối mặt với quân đội Pháp trang bị đầy đủ, đặc biệt là có ưu thế về chi viện không quân, Chiến tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngay từ đầu đã ở vào tình cảnh khá khó khăn. Căn cứ địa Trung ương Đảng Việt Nam tuy ở vùng núi Việt Bắc, lại gần biên giới Trung Quốc, nhưng lại thường xuyên bị quân Pháp càn quét và ném bom, đường thông biên giới cùng các yếu điểm chiến lược quan trọng đều bị quân Pháp chiếm giữ. Trước tình hình ấy, sau khi được tin nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, Hồ Chí Minh, từng là cộng sự suốt thời gian dài với Đảng cộng sản Trung Quốc, đã liên lạc điện đài với Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khi cuộc Chiến tranh chống Pháp nổ ra, lập tức cử ngay người tới Bắc Kinh yêu cầu Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc viện trợ.
Trung Quốc mới được những người cộng sản Trung Quốc thành lập trong chiến tranh, đã căn cứ vào lý luận cách mạng của Mao Trạch Đông, dùng phương pháp vũ trang để đoạt chính quyền, đi theo con đường lấy nông thôn bao vây thành thị. Vì thế, từ thời kỳ Diên An cho đến sau khi Trung Quốc mới được thành lập, Mao Trạch Đông luôn kiên trì giữ vững quan điểm “nhiệm vụ trọng tâm và hình thức tối cao của cách mạng là vũ trang đoạt chính quyền, là lấy chiến tranh giải quyết vấn đề. Nguyên tắc cách mạng theo chủ nghĩa Mac-Lenin này là đúng phổ biến, dù là ở Trung Quốc hay ở các nước, nhất loạt đều là đúng”. (Mao Trạch Đông tuyển tập, Quyển 2, tr. 541). Chính xuất phát từ quan điểm này, những người cộng sản Trung Quốc ngay từ buổi đầu thắng lợi đã tích cực khích lệ Đảng cộng sản các nước lạc hậu học theo tấm gương của mình.  Mặc dù, khi xem xét đến hoạt động cách mạng ở một số nước Châu Á vẫn còn hết sức khó khăn, “hết sức tránh công khai”, họ không thể không có đôi chút bảo lưu khi tuyên truyền về đường lối cách  mạng Trung Quốc, song thái độ hi vọng vào kinh nghiệm của Trung Quốc có thể mở ra con đường giải phóng cho người dân các nước lạc hậu ở họ thì lại rất dễ dàng nhận thấy. (Lưu Thiếu Kỳ văn cảo, tr. 39-42, tr. 134-135). Vì thế, Hồ Chí Minh lại giương cao ngọn cờ đấu tranh vũ trang, đồng thời cầu viện nơi họ, đương nhiên là họ đã tích cực ủng hộ.
Tháng 12.1949, các đại biểu Lý Ban, Nguyễn Sơn do Hồ Chí Minh cử đi đã tới Bắc Kinh, yêu cầu Đảng cộng sản Trung Quốc gửi cán bộ quân sự cho họ, đồng thời đề nghị cung cấp trang bị cho 3 sư đoàn và viện trợ tài chính 10 triệu USD. Do lúc này Mao Trạch Đông đã đi thăm Moskva, nên Lưu Thiếu Kỳ chủ trì công việc của Trung ương ở Bắc Kinh chịu trách nhiệm toàn diện về công tác viện Việt. Ông không chỉ gửi điện cho bộ đội của Lâm Bưu và Trần Canh vừa mới tới Quảng Tây, vẫn còn chưa kết thúc tác chiến hoàn toàn, yêu cầu họ “trinh sát tình hình con đường liên lạc giữa Quảng Tây với bộ đội Hồ Chí Minh”, chuẩn bị cung cấp sự viện trợ cần thiết cho Đảng Việt Nam, đồng thời đặc biệt gửi điện nói với Đảng Việt Nam là mong họ cử một đoàn đại biểu chịu trách nhiệm về mặt chính trị bí mật tới Trung Quốc để thảo luận và quyết định thiết lập mối quan hệ hai đảng cùng các vấn đề trong đấu tranh phản đế. Khi được biết về vấn đề phía Việt Nam yêu cầu điều cán bộ quân sự sang giúp quân đội nhân dân Việt Nam tác chiến, Lưu Thiếu Kỳ  và các nhà lãnh đạo khác đã nhanh chóng quyết định phái La Quý Ba, chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đưa người tới Việt Nam khảo sát tình hình, để quyết định xem viện trợ và tuyển chọn cử đi các nhân viên quân sự ra sao. Dĩ nhiên, khi cân nhắc đến tình hình Trung Quốc mới vừa được thành lập, sự thống nhất chưa thực hiện được, chiến tranh vẫn đang tiếp diễn, về kinh tế lại càng cực kỳ khó khăn…, Lưu Thiếu Kỳ và các nhà lãnh đạo khác ở Bắc Kinh sau khi bàn bạc, “chỉ đồng ý cung cấp cho Việt Nam một phần đạn dược vũ khí, thuốc men” và một phần vật tư, không đáp ứng được yêu cầu cung cấp trang bị cho 3 sư đoàn và 10 triệu USD từ phía Việt Nam. Còn Mao Trạch Đông ở Moskva sau khi được báo cáo lại, đã tỏ thái độ tích cực còn rõ hơn cả Trung ương ở trong nước. Sau khi được biết Hồ Chí Minh sẽ đến Bắc Kinh, ông yêu cầu Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc một cách rõ ràng rằng: “Với những khoản Việt Nam yêu cầu viện trợ, cái nào có thể được thì nên đáp ứng. Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Đổng Tất Vũ, Nhiếp Vinh Trăn đều nên tới ga đón”. (Lưu Thiếu Kỳ văn cảo, tr.165, tr. 186-188).
Trung tuần tháng 1.1950, Trung Quốc tuyên bố lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Hồ Chí Minh bí mật bay qua Bắc Kinh tới Moskva, cùng trao đổi với Stalin, Mao Trạch Đông về nhiều vấn đề như xây dựng Đảng Việt Nam, Mặt trận dân tộc, quân sự và ngoại giao… Trong cuộc hội đàm, lãnh đạo hai Đảng Trung-Xô đều biểu thị rõ thái độ quyết tâm viện trợ cho Việt Nam giành thắng lợi trong đấu tranh chống Pháp. (Lưu Thiếu Kỳ văn cảo, tr. 343-348).  Theo sự phân công của hai Đảng Trung-Xô, phía Trung Quốc nhanh chóng thành lập Đoàn cố vấn quân sự do Vi Quốc Thanh làm trưởng đoàn, đồng thời tổ chức cho quân đội vận chuyển từ Liễu Châu qua Nam Ninh đến biên giới các loại vũ khí đạn dược và thiết bị quân sự mà phía Việt Nam cần, thậm chí theo kế hoạch đã trao đổi thống nhất, sẽ đưa các sư đoàn 308 (thiếu 1 trung đoàn) và 309, trung đoàn 174 Quân đội nhân dân Việt Nam bí mật đi vào trong các căn cứ địa Nghiễn Sơn Vân Nam và Tĩnh Tây Quảng Tây đã chuẩn bị riêng sẵn, để hai quân khu Quảng Tây chịu trách nhiệm thay đổi trang bị toàn diện và tiến hành huấn luyện.
Tháng 6.1950, Trung ương Đảng Việt Nam sau khi đã trao đổi lại với đại diện La Quý Ba của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời với Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc thông qua La Quý Ba, đã quyết định phát động Chiến dịch Biên giới, nhằm phá vỡ vòng phong tỏa của quân Pháp đối với Căn cứ địa Việt Bắc, mở tuyến giao thông Trung-Việt. Vì thế, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc không chỉ căn cứ theo yêu cầu của Đảng Việt Nam ra lệnh cho Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc nhanh chóng tới tiền tuyến Việt Bắc, tổ chức thành lập Ủy ban chi viện, phụ trách việc huy động và vận chuyển các vật tư viện trợ như lương thực, đạn dược thuốc men…, đặt bệnh viện dã chiến để thu hồi và chữa trị thương binh quân Việt Nam, đồng thời còn cử thêm Trần Canh, Phó tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Phó tư lệnh Quân khu Vân Nam, với danh nghĩa đại diện Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tới hiệp trợ tiến hành chỉ huy việc tổ chức toàn bộ chiến dịch.
Trần Canh và những người khác bí mật lên đường tới Việt Nam vào thượng tuần tháng 7, sau khi đã nghiên cứu kĩ cùng với Mao Trạch Đông về ý tưởng và phương án cụ thể của Chiến dịch Biên giới, ngày 16.9, tức vào ngày thứ hai quân Mỹ đổ bộ lên Incheon Triều Tiên, đã hiệp trợ các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam như Võ Nguyên Giáp…chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam nổ súng mở màn chiến dịch này. Mao Trạch Đông lúc này một mặt quan tâm cao độ đến tình hình Chiến tranh Triều Tiên, mặt khác vẫn đích thân tham gia chỉ đạo Chiến dịch Biên giới của Việt Nam, phê duyệt các báo cáo chiến trận từ tiền tuyến đồng thời có những chỉ thị cần thiết, yêu cầu quân dân Việt Nam bắt được địch xong phải “kiên quyết, triệt để tiêu diệt, cho dù có bị thương vong tương đối lớn cũng không được tiếc rẻ, không được dao động”. (Nhóm biên soạn lịch sử Đoàn cố vấn, tr.22). Chính nhờ sự giúp đỡ to lớn từ phía Trung Quốc mà chỉ trong thời gian chưa đầy 1 tháng, tức vào trước ngày Chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc chính thức xuất quân tới Triều Tiên, Chiến dịch Biên giới đã giành được thắng lợi quan trọng. Chiến dịch này tiêu diệt được toàn bộ 8 tiểu đoàn địch, bắt sống khoảng 8000 tên, tịch thu một lượng lớn vũ khí đạn dược, thu hồi 5 thành phố, 13 huyện thị trấn, hệ thống phòng ngự tại biên giới Trung-Việt của quân Pháp hoàn toàn bị tan rã, tuyến giao thông Trung-Việt được khơi thông triệt để, cả một vùng biên giới dài 750km trở thành căn cứ địa vững chắc của Đảng Việt Nam.
Cuộc Đấu tranh viện Việt kháng Pháp sau đó của Trung Quốc gần như đồng bộ với cuộc Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều. Trong khoảng thời gian hơn 3 năm, chính quyền Trung Quốc mới mặc dù đứng trước một loạt những vấn đề phức tạp có liên quan tới toàn bộ lợi ích quốc gia như phục hồi kinh tế, Chiến tranh Triều Tiên và củng cố chính quyền…, lẽ ra cần rút ngắn chiến tuyến, giảm bớt ngoại viện, song điều mà Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc cân nhắc nhiều hơn cả hiển nhiên là nghĩa vụ quốc tế của mình, chứ không phải chỉ là lợi ích quốc gia đơn thuần. Họ không chỉ huy động một lượng lớn súng pháo, đạn dược và các loại vật tư  từ bộ đội trong nước vốn không dư dả gì để cung cấp cho quân dân Việt Nam, giúp đỡ trang bị và huấn luyện bộ đội bộ binh, pháo binh, công binh…, đồng thời còn hiệp trợ cụ thể cho Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức một loạt các hành động chiến dịch trọng yếu. Từ góc độ tác chiến quân sự với quân Pháp, đồng thời cũng là từ góc độ giải phóng toàn bộ Đông Dương, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc còn tích cực ủng hộ Đảng Việt Nam mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia, giúp đỡ cuộc đấu tranh giải phóng Lào và Campuchia. Tới khoảng năm 1953, cuộc Đấu tranh chống Pháp đã mở rộng sang cả Lào và Campuchia, đồng thời hình thành nên lực lượng chống trả của 3 nước Đông Dương lấy Việt Nam độc lập đồng minh làm cốt cán. (Tiền Giang, tr.72-74, 96-97;  Nhóm biên soạn lịch sử Đoàn cố vấn, tr.21-22, 56, 60, 88-89;  Thực lục, tr.42).
Đi đến Genève
Thái độ tích cực của Trung Quốc mới đối với việc viện trợ cho Việt Nam cùng cuộc Đấu tranh giải phóng toàn bộ Đông Dương, đối với cuộc Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều được tiến hành gần như đồng thời, đã phản ánh rất rõ quyết tâm dám gánh vác trách nhiệm lịch sử viện trợ cho phong trào cách mạng Châu Á của các nhà lãnh đạo Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Đặc biệt là khoảng 2 tháng sau khi xuất quân sang Triều Tiên, tháng 2.1950, chí nguyện quân đã đánh lui quân Mỹ cùng “quân đội Liên hợp quốc” bất khả chiến bại ra khỏi ngoài sông Áp Lục tới vài trăm dặm, giúp Đảng lao động Triều Tiên đoạt lại Bắc Triều Tiên, đồng thời cuối cùng đã trụ vững được ở gần đường ranh giới quân sự phân giới Nam-Bắc Triều Tiên, điều này càng làm cho Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc thêm phần coi khinh Đế quốc Mỹ. Kết quả là, giữa 3 bên Trung-Xô-Triều, Trung Quốc là bên đảm nhận trách nhiệm tác chiến chủ yếu nhất lại là bên cuối cùng tán thành thỏa hiệp đình chiến với Mỹ. (Dương Khuê Tùng, tr.12).
Tháng 3.1953, Stalin qua đời, thái độ của giới lãnh đạo Liên Xô đối với Chiến tranh Triều Tiên thay đổi đột ngột, cộng thêm Bắc Triều Tiên cũng tha thiết mong muốn thực hiện hòa bình, chính quyền Trung Quốc tuy hết sức bất bình với thái độ của Mỹ về vấn đề tù nhân chiến tranh…, song khi xem xét đến tình hình này cũng áp dụng phương châm thỏa hiệp. Tháng 7, Chiến tranh Triều Tiên sau khi đã trải qua cục diện đánh đánh đàm đàm kéo dài khoảng 2 năm trời, cuối cùng đã thực hiện đình chiến. Triều Tiên đình chiến, đặc biệt là sự thay đổi về thái độ của giới lãnh đạo Liên Xô, là dấu hiệu báo trước toàn bộ mối quan hệ quốc tế, nhất là mối quan hệ căng thẳng giữa hai mặt trận lớn Xô-Mỹ sẽ bắt đầu chuyển sang hòa hoãn cùng với tình thế này. Sau khi trải qua chiến tranh và căng thẳng kéo dài gần 3 năm, chính sách hòa hoãn được sự ủng hộ và đóng vai trò chủ đạo của Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô cũng dần dần được sự tán đồng của lãnh đạo Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Chu Ân Lai, rõ ràng là mong muốn nhìn thấy một môi trường quốc tế hòa bình, có thể để cho Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng nền kinh tế quy mô lớn. Với tư cách là người đại diện chủ yếu nhất đề xướng nền ngoại giao hòa bình, ông nêu rõ: Mặc dù sự đối lập giữa hai mặt trận lớn vẫn là cơ bản, nhưng nó không có nghĩa là chiến tranh tất phải xảy ra. “Nếu như cuộc chiến tranh mới có thể đầy lùi được, thì cũng có thể được ngăn chặn”. Hiện nay, “điểm cơ bản trong chính sách của chúng ta là thực hiện chung sống hòa bình và cạnh tranh hòa bình giữa các nước theo các chế độ khác nhau”. (Chu Ân Lai niên phổ, tr.305).
Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều là cuộc giao đấu đầu tiên của người cộng sản Trung Quốc với người Mỹ, đồng thời cũng là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên mà họ đã trải qua. Mặc dù kết quả của cuộc chiến tranh khích lệ lòng người, song rất nhiều nhà lãnh đạo trong Đảng đã nhìn ra, thắng lợi của “[hạt] kê cộng với súng trường” qua kinh nghiệm cho thấy rõ là không đủ để ứng phó với vũ khí quân sự hiện đại được trang bị đến tận răng của quân Mỹ, giữa hai bên có sự chênh lệch lớn về trang bị, hỏa lực và hải không quân, khiến cho Trung Quốc mới không chỉ phải chi trả sự hi sinh lớn hơn nhiều so với Mỹ, mà còn phải nhờ vào trang bị quân sự của Liên Xô mới có thể duy trì được khả năng đọ sức quân sự tiến hành trong thời gian dài trên chiến trường với Mỹ. Sự thực ấy cũng khiến cho lãnh đạo Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc nhận rõ được tính tất yếu và tính cấp bách của việc nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa Trung Quốc, nhằm thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng.

Trung Quốc mới ở buổi đầu thành lập thương tích đầy mình, mọi thứ đều đợi xây dựng lại, nhiệm vụ khôi phục và xây dựng kinh tế hết sức nặng nề. Song nếu tiến hành chiến tranh sẽ làm hạn chế nghiêm trọng việc nhà nước dồn lực lượng chủ yếu đầu tư vào xây dựng kinh tế. Năm 1950, 52% chi tiêu tài chính quốc gia là chi phí quân sự, 60% trong đó dành cho viện trợ chiến tranh chống Mỹ. Đến năm 1952, tuy chiến tranh đã bước vào giai đoạn giằng co, chi phí quân sự vẫn chiếm tới 33% tổng chi tiêu tài chính quốc gia, phần chủ yếu trong đó cũng dùng vào Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều. Nghe nói, vì cuộc chiến tranh dài gần 3 năm này, Trung Quốc đã mất khoảng 10 tỷ USD. (Lực Bình, tr.261; Diêu Húc, số 5 năm 1980). Mặc dù năm 1952, khi Chu Ân Lai dẫn đầu đoàn đại biểu đi thăm Liên Xô đã chú trọng đề xuất với Liên Xô giúp Trung Quốc thực hiện công nghiệp hóa và thực thi Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, song trước khi chiến tranh kết thúc,các khoản viện trợ cụ thể vẫn khó lòng thực hiện được hòan toàn. Hầu hết khoản tiền trị giá 300 triệu USD mà Mao Trạch Đông đã ký vay trong chuyến thăm Liên Xô vào đầu năm 1950 và khoản viện trợ của Liên Xô cho đến trước khi kết thúc chiến tranh sau đó đều không thể không dùng cho chiến trường kháng Mỹ viện Triều và vào việc đổi mới trang bị cho bộ đội. Vì thế, cùng với Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất năm 1953 bắt đầu được thực thi toàn diện, nhất là vào ngày 15.6 năm đó, Mao Trạch Đông bắt đầu đề ra Đường lối chung của thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa được triển khai toàn diện, tạo một môi trường quốc tế hòa bình ổn định ở ranh giới đình chiến của Triều Tiên, nhằm tập trung lực lượng thực hiện bước quá độ của chủ nghĩa xã hội, cần nói đó cũng là một sự lựa chọn chiến lược mà đa số lãnh đạo Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc mong muốn nhìn thấy.
Triều Tiên đình chiến, thái độ của Trung Quốc mới đối với cuộc Chiến tranh Đông Dương nhanh chóng bắt đầu trở thành một vấn đề buộc phải cân nhắc. Bởi vì, cũng giống như Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Đông Dương thực sự cũng đã trở thành một điểm nóng chiến tranh đối kháng giữa Trung Quốc và Mỹ. Cũng vào năm 1950, Pháp khôi phục lại sự thống trị ở Việt Nam đã được sự ủng hộ công khai ở một chừng mực nào đó của Mỹ.  Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson vào ngày 11.5 năm này từng ra một tuyên bố riêng loan tin để ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, Mỹ sẽ cung cấp viện trợ về quân sự và kinh tế với hàng chục triệu USD. Sau đó, mặc dù Chiến tranh Triều Tiên đã kiềm chế cực lớn sức mạnh của Mỹ, song Mỹ vẫn luôn trợ giúp Pháp tiến hành chiến tranh về ngoại giao và vật chất. Từ năm 1951 đến 7.1954, chính phủ Mỹ chỉ trong phần lên kế hoạch đã có mức viện trợ cung cấp cho Pháp để dùng cho chiến trường Đông Dương đã lên tới con số hơn 20 tỉ USD. (Lôi Anh Phu, tr.57). Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Mỹ dĩ nhiên sẽ dồn sự chú ý nhiều hơn đến Đông Dương, khả năng xảy ra cuộc chiến tranh ở Đông Dương giữa Trung Quốc và Mỹ tăng lên đáng kể.
Lường đoán về nguy cơ Mỹ có khả năng dính líu vào cuộc Chiến tranh Đông Dương chắc chắn là xuất phát điểm chủ yếu mà Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cân nhắc chính sách vào lúc này. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên vừa mới kết thúc, lại triển khai một cuộc đọ sức quân sự mới ở Đông Dương với các nước Pháp, Mỹ…, hiển nhiên không phải là điều mà các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc mong muốn. Việc xuất quân kháng Mỹ viện Triều vào năm đó đã từng dẫn đến tranh luận gay gắt trong nội bộ Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, cho dù phải coi trọng cao độ chủ nghĩa quốc tế, song Mao Trạch Đông chủ trương xuất quân cũng không thể không cân nhắc tới việc sẽ đem lại một loạt những vấn đề phức tạp về quân sự và ngoại giao, vì thế phải suy đi tính lại lợi hại được mất. Chiến tranh Triều Tiên cuối cùng cũng đã kết thúc, nếu như lại xảy ra chiến tranh trực tiếp với Mỹ lần nữa ở Đông Dương, thì không chỉ môi trường hòa bình có lợi cho triển khai việc xây dựng nền kinh tế quy mô lớn do đình chiến Triều Tiên hình thành nên sẽ không tồn tại, Trung Quốc sẽ lại phải vác gánh nặng chiến tranh, mà  cả điều kiện tác chiến ở Đông Dương cũng khác một trời một vực với điều kiện tác chiến ở Triều Tiên. Năm đó sở dĩ phải xuất quân sang Triều Tiên, một cân nhắc quan trọng là vì ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc đều nằm ở 3 tỉnh vùng Đông Bắc, để Mỹ tiến đến bờ sông Áp Lục, thì vùng Đông Bắc sẽ không có ngày nào yên. Còn sở dĩ có thể xuất quân sang Triều Tiên được, một cân nhắc quan trọng cũng là vì Triều Tiên ở rất gần các cơ sở công nghiệp của Trung Quốc và Liên Xô là nước cung cấp viện trợ quân sự, đủ để bảo đảm cho sự cung ứng kịp thời những trang bị và vật tư cần cho chiến tranh. Tác chiến ở Đông Dương sẽ không có được tiền đề như vậy. Không chỉ sự đe dọa từ bên ngoài không nghiêm trọng bằng, mà còn với tình trạng tòan bộ hệ thống giao thông ở Nam Bộ tương đối kém, nếu muốn vượt qua cả đất Trung Quốc để vận chuyển kìn kìn những trang bị và vật tư cần cho chiến tranh xuống cương giới phía nam thì cũng quá là khó khăn. Hơn nữa, địa hình địa mạo của Đông Dương cũng rất bất lợi cho sự tác chiến của những binh đoàn lớn. Lưu ý đến những nhân tố này, sau khi chính phủ Liên Xô đề xuất ý tưởng cũng vạch ranh giới đình chiến ở Đông Dương giống như Triều Tiên, nhiều nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc dĩ nhiên đã nghiêng về hướng chọn lựa sự ủng hộ hòa bình rất nhanh.
Tất nhiên, một bàn tay đâu làm nên tiếng vỗ. Lúc này vừa hay đại đa số người Pháp cũng mong muốn đình chiến. Chiến tranh liên tục hơn 6 năm trời, gây hao tổn một lượng lớn nhân lực vật lực và cả sinh mệnh của lớp thanh niên Pháp, lại nhìn rõ mồn một lực lượng Việt Nam độc lập đồng minh đang ngày một lớn mạnh, hi vọng tiêu diệt được chính quyền Hồ Chí Minh ngày càng mờ mịt, cộng thêm Triều Tiên lại đang thực hiện đình chiến, tâm lí chán ghét chiến tranh của dân chúng Pháp dĩ nhiên là ngày một tăng.  Về điều này, Đảng Việt Nam cũng hiểu khá rõ. Mặc dù sự lường đoán về điều kiện hòa bình của họ vẫn còn không giống hẳn với Trung Quốc và Liên Xô, nhưng Hồ Chí Minh sau khi nhận được lời đề nghị từ phía Liên Xô cũng đã hưởng ứng rất nhanh bằng bài nói chuyện công bố công khai vào 11.1953. (Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 2, tr.263).
Sau khi được sự chấp thuận của 2 đảng Trung, Việt, tháng 1.1954, Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô Molotov đã đưa ra đề nghị về hòa hoãn cục diện quốc tế, đồng thời thảo luận về vấn đề áp dụng các biện pháp có liên quan tại Hội nghị ngoại trưởng tại Berlin do 4 nước Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô triệu tập, trong đó có bao gồm vấn đề thực hiện đình chiến ở Đông Dương. Do nhận được sự hưởng ứng từ Pháp và Anh, khi cuộc Hội nghị ngoại trưởng kết thúc vào 19.2, Bộ trưởng ngoại giao 4 nước đã nhất trí tuyên bố đồng ý triệu tập Hội nghị Genève vào 2 tháng sau đó, để thảo luận riêng về giải quyết hòa bình cho vấn đề Triều Tiên và vấn đề đình chiến ở Đông Dương. (Bell, tr.23 và tr. 178). Nhận được tin này, Chu Ân Lai nhận định rõ ràng: Hội nghị Genève đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu tình hình căng thẳng quốc tế, Trung Quốc không chỉ cần tham gia tích cực, mà còn phải tranh thủ giải quyết một số vấn đề tại Genève. Trước tiên, phải tranh thủ thực hiện ngừng bắn lấy vĩ tuyến 16 làm đường ranh giới Nam-Bắc, thông qua khẩu hiệu thống nhất hòa bình, độc lập dân tộc và bầu cử tự do mà thúc giục Pháp rút quân, phản đối sự can thiệp của Mỹ, nỗ lực làm cho chính phủ Hồ Chí Minh trở thành chính phủ hợp pháp duy nhất do người dân Việt Nam bầu ra. Cho dù trong Hội nghị có không đi đến bất cứ thỏa thuận nào, thì cũng phải làm cho cuộc đàm phán hòa bình này không đến nỗi bị gián đoạn hoàn toàn, tranh thủ hình thành cục diện vừa đánh vừa đàm, nhắm làm gia tăng những khó khăn trong nội bộ Pháp và những mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ. Thứ đến là tranh thủ mở ra con đường giải quyết tranh chấp quốc tế bằng sự thương lượng giữa các nước lớn, thừa cơ tăng cường các hoạt động ngoại giao và quốc tế của chính mình, phân hóa phe đế quốc chủ nghĩa, phá vỡ sự phong tỏa và cấm vận của Mỹ đối với Trung Quốc mới.  Tại Hội nghị Ban thư ký Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, chủ trương này của Chu Ân Lai đã được phê chuẩn. (Chu Ân Lai niên phổ, tr. 355-356; Lý Liên Khánh, tr.7-11).
Tình thế quân sự lúc này ở Đông Dương rõ ràng là có lợi cho Việt Nam, Lào và Campuchia. Hồi mùa thu năm 1953, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã căn cứ theo Kế hoạch quân sự đã có được từ Tổng tư lệnh viễn chinh Đông Dương Navarre của Pháp để đề xuất với Việt Nam phương châm chiến lược tiêu diệt trước tiên quân địch ở vùng Lai Châu, giải phóng Bắc và Trung Liêu Quốc[ii], sau đó chuyển dần chiến trường về hướng Nam Lào và Cao Miên[iii],  uy hiếp Sài Gòn. Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã dựa vào đó để soạn thảo Kế hoạch tác chiến mùa đông lấy việc đoạt lại cả vùng Tây Bắc làm mục tiêu.  Navarre hiển nhiên cũng ý thức được giá trị chiến lược của vùng Tây Bắc Việt Nam, vì thế đã không ngần ngại dốc toàn lực sống mái đột ngột điều 6 tiểu đoàn nhảy dù xuống yếu địa chiến lược Điện Biên Phủ gần biên giới Lào ở phía tây bắc Việt Nam, từ đó liên tục gia tăng binh lực, mở sân bay, xây công sự, tích trữ vật tư quân sự, tạo thành cụm Tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố, đồng thời tăng quân sang lào, điều 6 tiểu đoàn chiếm các vùng Mãnh Khê, Mãnh Khoa…, thiết lập phòng tuyến Nam Ô Giang liên kết Thượng Lào với Điện Biên Phủ. Hành động này của quân Pháp chính là đã tạo ra một cơ hội tiêu diệt địch để quân đội nhân dân Việt Nam tập trung lực lượng chuẩn bị tác chiến Tây bắc. Hai bên Trung-Việt nhanh chóng trao đổi ấn định Kế hoạch Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời không chút chần chừ liên tục điều đến xung quanh Điện Biên Phủ bộ đội lựu đạn, pháo cao xạ của quân đội nhân dân được trang bị huấn luyện tại Trung Quốc, cùng bộ đội pháo binh, công binh vốn có của quân đội nhân dân. Trong khi đó, các bộ đội khác của quân đội nhân dân lần lượt Nam tiến ồ ạt theo kế hoạch đã định. Đến trung tuần tháng 2, các cuộc tấn công vào Thượng, Trung, Hạ Lào của quân đội nhân dân đều giành được những thành công rất lớn, về cơ bản đã thực hiện được kế hoạch mở tuyến giao thông chiến lược Nam-Bắc Đông Dương như đã định, đồng thời kiểm doát được 6 con đường quốc lộ theo hướng Đông-Tây là số 6, 7, 8, 9, 12…, phần lớn các tuyến giao thông chiến lược tại Đông Dương của quân Pháp đều bị chặt đứt, như vậy, một lượng lớn binh lực của Pháp đổ vào Điện Biên Phủ sẽ không tránh khỏi như cá nằm trong chậu.
Tích cực đánh là để giành lấy hòa. Càng gần đến ngày họp Hội nghị Genève, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc lại càng chủ trương phải đánh hăng hơn một chút. Phương châm “Lấy đánh thúc hòa” đã được đề ra trong tình thế như vậy. (Từ Diệm, tr.243-244). Sau khi phương châm tham gia Hội nghị Genève đã được xác định, Chu Ân Lai gọi điện riêng cho Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam, yêu cầu Đoàn cố vấn và quân đội nhân dân trước khi thảo luận về vấn đề khôi phục hòa bình Đông Dương tại Hội nghị Genève, “để giành được thế chủ động về ngoại giao, liệu có thể làm giống như trước đình chiến Triều Tiên là tổ chức đánh vài trận thật đẹp tại Việt Nam hay không”. (Nhóm biên soạn Lịch sử Đoàn cố vấn, tr.88-89; Chu Ân Lai niên phổ, tr.358). Thế là vấn đề thực thi Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được đưa vào chương trình nghị sự.
Chiến dịch Điện Biên Phủ mang ý nghĩa khá quan trọng đối với việc giành được quyền chủ động ngoại giao tại Hội nghị Genève của Việt Nam, buộc chính phủ Pháp phải đồng ý phân giới đình chiến. Ngày 13.3, Chiến dịch mở màn. Quân ủy Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc quan tâm chặt chẽ, sẵn sàng giúp đỡ quân đội nhân dân giải quyết mọi vấn đề vào bất cứ lúc nào, bao gồm điều cán bộ công binh lao ra tiền tuyến, giúp đào hào ngầm dùng thuốc nổ phá tung cứ điểm quân địch, lâm thời tăng viện  một trung đoàn pháo tên lửa tổng cộng 24 tiểu đoàn pháo cùng huy động một lượng lớn xe giúp vận chuyển một lượng lớn đạn dược, vũ khí và lương thực… cần cho chiến dịch. Thái độ của Mao Trạch Đông rất rõ ràng: Không chơi đau người Pháp thì không thể giải quyết được vấn đề. Quân dân Việt Nam không chỉ phải chuẩn bị nắm lấy Điện Biên Phủ, nhanh chóng chiếm lấy Luang Prabang, mà còn phải chuẩn bị tinh thần lỡ ra Hội nghị Genève không có kết quả, thì phải đoạt lấy Hà Nội, tấn công Sài Gòn, giải phóng toàn bộ Đông Dương. (Mao Trạch Đông văn cảo, tr.474-475).
Đương nhiên, muốn chơi đau được người Pháp, lại muốn không để cho Pháp nghiêng về phía Mỹ là nước chủ chiến, đòi hỏi phải có mẹo đáng kể. Ngày 19.4, đúng vào ngày Chu Ân Lai chính thức được bổ nhiệm làm trưởng Đoàn đại biểu nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đi dự Hội nghị Genève, ông liền đặc biệt tiếp kiến đại sứ Ấn Độ là người luôn truyền đi thông điệp giữa Trung Quốc, Mỹ và Anh, muốn ông ta “nói với các nước Phương Tây như Anh, Pháp… rằng họ đang đứng trước hai con đường phải lựa chọn lấy một, hoặc là quan hệ tốt với nhân dân Châu Á, do đó mà bảo đảm được một phần lợi ích cho họ, hoặc là  cự tuyệt con đường này, chọn lấy con đường đi cùng với Mỹ, do đó mà sẽ mất tất cả”. “Đoàn đại biểu Trung Quốc sẽ làm hết sức mình để tìm cách đi đến thỏa thuận, nhất là đi đến thỏa thuận về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương”. (Chu Ân Lai niên phổ, tr. 360-361). Lưu ý tới tác động nguy hiểm của Mỹ, Mao Trạch Đông cảnh báo lãnh đạo Quân ủy: Phải tính đến khả năng Việt Nam có ngừng bắn. Ngay cả sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đại thắng quân Pháp, cánh cửa tấn công Lào và Hà Nội đã được mở ra, thì ông ta vẫn cứ yêu cầu tiền phương phải khống chế quy mô tác chiến, không được mở rộng, chỉ giữ ở độ gây áp lực vừa phải, để giành lấy sự thành công ở cuộc đàm phán Genève. (Mao Trạch Đông văn cảo, tr. 480, 509). Sách lược này của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã đạt được mục đích lôi kéo Mỹ, Pháp trung lập, đi đến thỏa thuận.
(Còn tiếp 1 kỳ)
Nguồn: Mạng Trung Quốc 360doc.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013
(Theo basam.info)

[i]   Gọi tắt: Việt Minh –ND.
[ii]  Tức Lào –ND.
[iii]   Tức Campuchia –ND.
[iv]   Tức New Zealand. Tôi để theo cách gọi của người VN trước đây –ND.