Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

KINH MÔN: NƠI ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU HAY CÁI ĐỘNG CỦA NHỮNG CON QUỶ?


hực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?

(VTC News) - Cả trăm “xã hội đen” đi ủng, mặc áo bơm hơi, đội mũi bảo hiểm, đi phía sau xe xúc lật, và hai bên đoàn xe tải.
Loạt bài dân lập 'chiến lũy' chống xã hội đen:

Bài 2: Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?

Khi phóng viên đang trò chuyện với cụ Phạm Văn Áp, 80 tuổi (Châu Xá, Kinh Môn, Hải Dương), người cao tuổi nhất xung phong chống lại xã hội đen, thì anh Nguyễn Văn Sơn, chen ngang kể chuyện. Anh Sơn là anh trai của anh Nguyễn Văn Hanh, người đại diện cho dân làng tố cáo nhà máy gây ô nhiễm. 

Theo lời anh Sơn (sau này phóng viên đã xác minh lại qua anh Nguyễn Văn Hanh), thì anh Hanh mới bị xã hội đen khủng bố bằng phân và bị chúng vác gậy đóng chi chít đinh đuổi đánh bán sống bán chết ngay trước nhà mình, trước mắt dân làng. Sợ bị truy sát, anh Hanh đã đi trốn, còn anh trai tiếp tục thay thế công việc của em.

Anh Sơn kể tiếp lời cụ Áp, bởi anh là người trực tiếp “chiến đấu” trong đêm tối, nên anh rành rẽ hơn hẳn: Hôm đó là rạng sáng 27/6, hơn 12 giờ đêm, anh H. công nhân của Nhà máy xi măng Thành Công 2 đang làm việc ở trên đỉnh lò, nhìn thấy một đoàn xe xuất phát từ máng nghiền đá cạnh bờ sông, chỗ Nhà máy xi măng Thành Công 2, ở đầu thôn Châu Xá. Xe xúc lật đi đầu tiên. Phía sau là một đoàn xe tải.
Hải Dương
Cụ Phạm Văn Áp nhận nhiệm vụ đánh kẻng báo động dân làng khi có xã hội đen tấn công 
Đang nửa đêm về sáng, mà cả đoàn xe nổ máy, tiến rầm rầm khiến anh H. khó hiểu, nên lập tức điện cho anh Nguyễn Văn Hanh. Anh Hanh thức dậy, trèo lên mái nhà quan sát. Anh thấy đoàn xe từ đầu làng đi xuống, vòng qua đường khai thác đất sét của Nhà máy xi măng Phúc Sơn vào khu vực nhà máy của công ty Trường Khánh.

Một lát sau, tiếng rít của xe xúc lật cùng đoàn xe tải, khoảng 7-8 chiếc vang lên từ phía Nhà máy Trường Khánh, rồi lù lù tiến về phía lều tạm do người dân Châu Xá dựng lên, chốt chặn. Khi đó, người dân chưa rải đá hộc dọc đường, nên đoàn xe tiến lên khá dễ dàng.

Thấy đoàn xe nổ ầm ĩ tiến về phía lều bạt, 8 người đang ngủ trong lều bật thức dậy. Tiếng kẻng dồn dập vang lên. Lát sau, kẻng trong làng Châu Xá, Trại Xanh, Nhẫm Dương cùng vang rền. Cả ngàn người dân ở các thôn trong xã Duy Tân thức giấc, cùng đổ xô ra cánh đồng, với gậy gộc trong tay. Thanh niên khỏe mạnh được huy động vác đá ném vào đoàn xe.
Hải Dương
Người dân Châu Xá chuẩn bị đá làm vũ khí chống lại xã hội đen 
Theo lời anh Sơn, con đường khá nhỏ nên chiếc xe xúc lật kềnh càng đã choán hết đường. Chiếc xe xúc lật được bố trí đi trước, giương gầu lên cao. Theo lời người dân Châu Xá, thì có đến cả trăm “xã hội đen”, đi ủng cao đến gối, mặc áo bơm hơi lùng bùng, trông béo như củ khoai tây, đội mũi bảo hiểm kín mít, đi phía sau xe xúc lật, và 2 đi thành hàng hai bên đoàn xe tải. “Xã hội đen” tên nào tên nấy với vũ khí trang bị tận răng!

Người dân ném đá về phía đoàn xe, thì bị gầu xe xúc cản lại. Đá ném vào người “xã hội đen” chỉ kêu bồm bộp, chẳng ăn thua gì. Nhiều người cầm gậy gỗ, gậy sắt vụt, dùng liềm bổ song cũng chỉ phát ra tiếng kêu bồm bộp mà thôi.

Mặc dù nhận mưa đá, song đoàn “xã hội đen” vẫn lù lù như bộ binh tiến lên. Chỉ khi đến chỗ cái cống đã bị dân đập vỡ một nửa, xe xúc lật sa lầy, gầu múc hạ xuống, người dân ném vỡ kính xe, thì đoàn “xã hội đen” mới chịu rút lui.

Ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá, cũng xác nhận với phóng viên rằng, có chuyện “tập đoàn xã hội đen” vào làng hành hung dân trong đêm 26, rạng sáng 27/6. Ông Tài cũng xác nhận có 1 xe xúc lật và 8 xe tải, nhưng chỉ có khoảng hơn 40 tên xã hội đen, chứ không đến 100 tên như dân đồn đoán.
Hải Dương
 
Hải Dương
Chiếc xe xúc lật bị sa lầy 
Cũng theo lời ông Tài, đêm đó lực lượng an ninh huyện, công an xã cũng có mặt bảo vệ nhân dân. Tuy nhiên, lực lượng công an quá mỏng, không thấm vào đâu so với “tập đoàn xã hội đen”. Khi đoàn xe của xã hội đen tiến lên, công an đã nổ mấy phát súng chỉ thiên cảnh báo, nhưng đoàn xe không dừng lại. 

Ông Tài cũng xác nhận từ phía đoàn “xã hội đen” có tiếng súng nổ bùm bụp, nhưng là súng gì thì không rõ và cũng không thể khẳng định họ bắn dân hay chỉ nổ súng đe đọa mà thôi. 

Sau trận hỗn chiến đó, một “xã hội đen” bị thương, phải đi cấp cứu. Phía nhân dân thôn Châu Xá thì ông Phạm Văn Quý (60 tuổi) suýt mất mạng. Theo lời người dân, ông Quý bị máy xúc lật gạt ngã xuống ruộng, rồi lọt vào tay chúng, nên mọi người không ứng cứu được.

Đoàn người bí hiểm này đã dùng xẻng dài 2m, gậy đóng đinh vụt nhiều nhát vào người ông Quý. Khi nhóm người lạ này rút đi, mọi người tìm thấy ông Quý bất tỉnh dưới ruộng. Dân làng khiêng ông Quý vào trạm xá xã. Lúc này, cả làng náo loạn vì nhận được tin ông Quý đã qua đời. Tuy nhiên, mạch ông Quý vẫn đập, nên trạm y tế chuyển đi cấp cứu ở Bệnh viện tỉnh Hải Dương.

Ông Quý bị gãy 3 xương sườn, dập nát xương tay, rách đầu. Hiện không ai biết ông Quý đang được điều trị ở đâu vì gia đình không tiết lộ, sợ bị trả thù. 
Hải Dương
Anh Nguyễn Văn Sơn chỉ nơi ông Quý bị đánh trọng thương 
Mặc dù nhân dân thôn Châu Xá đều khẳng định có xã hội đen càn quét dân làng, nhưng bà Nguyễn Thị Bên, Bí thư huyện ủy Kinh Môn lại cho biết: “Không có chuyện xã hội đen vào đánh dân, rồi càn quét dân như một số người kể lại. Ngay khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo công an vào cuộc điều tra, làm rõ vấn đề.

Hiện chưa có kết luận của bên công an, nhưng tôi khẳng định không có xã hội đen trong vụ việc này. Đây chỉ là hiểu lầm giữa nhân dân và công nhân của các nhà máy. Chiếc máy xúc lật đó là của Công ty Vững Mạnh, chuyên khai thác đá cho Nhà máy xi măng Trung Hải.

Hôm 26/6, khoảng 11 giờ đêm, chứ không phải rạng sáng 27-6, thấy không có dân chốt chặn ở đường, nên công ty cử lái xe đi vào núi lấy đá, gồm cả xe xúc lật lẫn xe tải. Vì việc chở đá nặng, xe tải thường xuyên sa lầy, nên xe xúc lật làm nhiệm vụ ứng cứu.

Thế nhưng, khi đoàn xe vào núi, người dân đã đuổi đánh, khiến lái xe phải chạy từ trong núi ra ngoài. Người dân đánh ngất một lái xe của công ty, chứ không phải đánh ngất xã hội đen như họ kể. Người dân thì đều hiền lành, thật thà, nhưng sự việc trở nên ầm ĩ thế này là do một số phần tử quá khích kích động”.

Bài tiếp: Vì đâu người dân phải ‘lập chiến lũy’?

Phạm Ngọc Dương
(Nguồn: vtc.vn)

VIỆT NAM HAY ... IRẮC!


Dân lập ‘chiến lũy’ – cảnh báo bất an ở một làng quê

(VTC News) – Làng quê đang bình yên, bỗng đâu dân lập chiến lũy để ngăn chặn “xã hội đen” xâm phạm cuộc sống của họ, trong khi chính quyền vào cuộc có phần chưa quyết liệt.
Bài 1: Dựng lều, rải đá chặn xã hội đen

Suốt gần tháng nay, một làng quê nhỏ ở Hải Dương sống trong cảnh tượng vô cùng lạ lùng, không khác gì thời chiến. Sự vào cuộc có phần không quyết đoán của chính quyền, đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân. 

Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh báo nghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương.

Những ngày này, về Hải Dương, đâu đâu cũng bàn tán chuyện “chiến sự” ở làng Châu Xá (Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương). Đất Duy Tân nổi tiếng với ngôi chùa Nhẫm Dương, nơi phát hiện hàng loạt di chỉ khảo cổ, trong đó, quan trọng nhất là hóa thạch vượn người Pôn-gô.

Điều đó khẳng định rằng, đất nước Việt Nam chính là một trong những cái nôi sản sinh ra vượn người, là gốc tích của loài người hiện đại. Nhưng giờ, con đường vào vùng đất có bề dày văn hóa, khảo cổ và tâm linh ấy vắng bóng người qua lại.

Thi thoảng, chỉ thấy tiếng xe máy nẹt pô, rú ga phóng vun vút vào làng, rồi lại vun vút lao ra. Các đối tượng ngồi trên xe máy đều đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang kín mít. Tôi được người dân cảnh báo rằng, đó toàn là xã hội đen, chúng vào làng rình mò, theo dõi động tĩnh của dân làng (?!).

Đến thị trấn Phú Thứ, hỏi đường vào thôn Châu Xá, một anh nhìn tôi kỹ càng rồi hỏi: “Không sợ mất mạng hay sao mà mò vào đó làm gì? Nếu là người lạ thì đừng có dại dột mà vào làng. Họ mà đánh kẻng, cả làng cầm gậy gộc, gạch đá ùa ra thì mất mạng như chơi đấy”.
dân lập chiến lũy
Nhiều con đường ở Châu Xá được nhân dân rải đá để chống lại xã hội đen 
Nghe lời cảnh báo ấy, tôi cũng thấy chờn chợn, tuy nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, tôi bỏ mũ bảo hiểm, đi xe máy tà tà, chầm chậm vào làng. Tôi dừng lại trước một dãy nhà bên đường, giữa cánh đồng, chìm nghỉm trong màu không khí nhờ nhờ do khói từ những nhà máy xi măng nhả ra.

Nhà nào cũng cổng kín then cài, gọi cửa mãi mới thấy một cụ ông lò dò hé cửa trong hỏi vọng ra: “Ai đấy?”. Tôi cất giọng, giới thiệu là nhà báo, tức thì cụ ông mở cửa, ngó phải nhìn trái, rồi mở cổng mời tôi vào.

Ông giới thiệu là Lê Văn An, 70 tuổi, bộ đội về hưu. Ông An bảo: “Bác từng có mấy chục năm trong quân ngũ, ra sống vào chết bao lần rồi, nhưng bác thấy làng mình bây giờ chẳng khác gì đang có chiến sự, đang ở thời kỳ chống Mỹ. Bác thấy buồn vì chính quyền ở đây xa rời dân quá. Con giun xéo lắm cũng phải quằn”.

Trình bày cảm xúc một lúc, rồi ông An kể: “Sở dĩ người dân bức xúc tày đình như những ngày qua, là vì chính quyền xã đã không đứng về phía dân một cách quyết liệt. 
dân lập chiến lũy
 
dân lập chiến lũy
Người dân dựng lán, lập chốt ngăn chặn nhà máy hóa chất gây ô nhiễm 
Mấy lần họp cựu chiến binh, mọi người đều đem chuyện nhà máy xây dựng trái phép ra bàn, và đều nhất quyết yêu cầu chính quyền xã đóng cửa nhà máy. Khi nhà máy hoạt động, nhả ra khí thải màu xanh lè, khiến dân ngộp thở, khiến cá chết, vịt chết, dân kiện cáo, mới lòi ra cái chuyện nhà máy xây dựng không phép giữa làng.

Bức xúc ở chỗ, nhà máy to như quả núi xây dựng không phép mà lãnh đạo xã không biết, thế nhưng, một ngôi mộ của dân xây vào đất ruộng thì biết ngay, sai dân quân đi đập ngay”.

Tâm sự đến khi bức xúc dịu xuống, ông Lê Văn An lấy mũ, lập cập trèo lên xe áp tải phóng viên vào sâu trong làng. Ông bảo, người lạ vào làng không có người trong làng áp tải thì mất mạng như chơi. 

Đến giữa cánh đồng gặp một con đường bê tông cắt ngang đường chính. Con đường này dẫn từ núi ra, bị chặn bởi những đống đá hộc.

Cứ vài mét lại có một đống đá. Con đường thẳng tắp, cờ xí phấp phới như thể có hội. Từ đầu đường, xuyên sâu vào trong núi, cứ vài mét lại có một đống đá nhỏ. Những tảng đá hộc nằm lăn lóc giữa đường.

Đi một đoạn thì thấy con đường bị đào đứt đôi, chỉ còn lại “con lươn” nhỏ, đủ cho xe máy đi qua. Đất đá phá đường được múc lên đổ thành đống, chặn ngang đường, xe ô tô không thể trèo qua được. Ông An bảo, nhân dân phá đường như thế để xe ô tô, xe xúc, xe ủi không đi qua được.

Nhìn con đường dẫn vào Nhà máy Trường Khánh, như thể có chiến sự, với hào sâu, đống trụ cản đường xe tăng!

Thấy chiếc xe máy lách từng đống đá đi trên “con đường chiến sự” giữa cái nắng chang chang, hàng chục người buông bát, bỏ đũa chui ra khỏi lều, lấy tay che trán quan sát.
dân lập chiến lũy
Cụ Phạm Văn Áp thể hiện quyết tâm đối đầu với xã hội đen 
Lúc sau, tôi mới biết, cụ ông Phạm Văn Áp đã cầm búa, lên dây cót tinh thần, chuẩn bị đánh kẻng báo hiệu. Tuy nhiên, khi phát hiện “người lạ” chở ông Lê Văn An, người trong làng, thì mọi người thở phào nhẹ nhõm.

Chiếc lán được dựng lên ở một đầu đường để mọi người nghỉ ngơi, và chiếc rạp lớn được dựng lên giữa ngã tư đường để mọi người ngồi uống nước, trò chuyện, chơi cờ.

Điều tôi thấy lạ lùng nhất, ấy là mấy chục “chiến binh” chống lại “xã hội đen”, như lời đồn đại ầm ĩ trong vùng, toàn là ông già và bà già. Trong số đó, phân nửa mặc áo nâu sồng, nhai trầu bỏm bẻm.

Người cao tuổi nhất là cụ ông Phạm Văn Áp, người được giao nhiệm vụ đánh kẻng. Cụ Áp năm nay 80 tuổi, trán hói, răng rụng gần hết, nhưng tính tình thì vui vẻ phải biết. 

Cụ bảo: “Tôi đồn trú ở đây 17 ngày đêm, hao mất 5kg rồi. Hôm qua tranh thủ về nhà một tí mà vợ không nhận, chó mèo cũng không nhận ra nữa rồi. Tôi phải quyết tử chiến đấu vì con, vì cháu, vì ngôi làng này.

Thời chúng tôi, cái làng nhỏ này có đủ 4 hướng để thở, nhưng đến đời con cháu chúng tôi, thì họ xây dựng nhà máy xi măng, bịt mất 3 hướng rồi. Còn mỗi hướng để thở, giờ họ dựng cái nhà máy hóa chất bịt nốt, thì chỉ có con đường chết.

Mới mấy hôm trước thôi, bọn xã hội đen còn chỉ vào mặt chúng tôi thách thức, nói rằng sẵn sàng san bằng thôn này, di chết hết cả thôn. Chúng nó còn nói chúng nó chưa từng lùi bước ở bất kỳ đâu.

Chúng nó nói thật và làm thật, nhưng chúng nó đã phải lùi bước trước người dân Châu Xá chúng tôi. Tôi từng này tuổi rồi, chết được rồi, nghĩa địa lại ở cánh đồng đây, tôi sẽ không ngại đổ máu”.

Nói rồi, cụ ông Phạm Văn Áp đứng trước lá cờ Tổ quốc, hiên ngang ngẩng mặt, yêu cầu nhà báo chụp cho tấm ảnh để đăng báo, để tự hào với con cháu, dân làng, vì thành tích chống lại xã hội đen!.

Ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá cho biết: “Sự việc ầm ĩ kể từ khi dân phát hiện Công ty Trường Khánh thuê 2 lô đất của xã, trong đó, một lô để làm lò sản xuất vôi, một lô để làm môi trường sinh thái, khu vui chơi, nhưng công ty này lại xây dựng nhà máy sản xuất hóa chất Pro Niken. Người dân cho rằng chính quyền làm ngơ cho công ty này xây dựng nhà máy trái phép. Trong khi đó, nhân dân lại cho rằng nhà máy này sản xuất hóa chất, gây ô nhiễm môi trường, nên nhân dân rất bức xúc, dẫn đến sự việc đáng tiếc như ngày hôm nay.

Bài tới: Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?
(Nguồn: vtc.vn)

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Nói nhiều tham nhũng, lãng phí sao kết quả chống không cao?

(ĐVO) - "Lãng phí có thể nói là phát hiện và nhìn thấy rất rõ, từ một dự án  được cấp phép mãi không thấy làm, từ một lô đất giải phóng mặt bằng bao nhiêu năm không triển khai, từ công trình xây dựng xong thấy chất lượng kém…" - ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết.

Sáng ngày 28/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 2, thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri quận Đống Đa sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.
Trong cuộc tiếp xúc, ông Phạm Quang Nghị thẳng thắn thừa nhận về tình trạng lãng phí hiện nay.

"Nguyên nhân là do bệnh hình thức, phô trương và đặc biệt là ý thức không tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Vừa qua, Quốc hội cũng đã thảo luận, đưa vấn đề này vào Luật để từng bước đi vào nề nếp” - Ông Nghị nói.

Bên cạnh đó, phát biểu tại thảo luận tổ về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sửa đổi, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng từng lên tiếng về tình trạng lãng phí.

"Lãng phí đang là vấn đề rất lớn với xã hội hiện nay, gây tốn kém tiền bạc, thậm chí còn hơn cả tham nhũng và chúng ta khó có số liệu chính xác. Cử tri, nhân dân bất bình với tình trạng lãng phí, nhưng cũng giống như tham nhũng, mặc dù tích cực phòng chống mà kết quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi.

Tại sao chúng ta nói nhiều đến lãng phí, cũng như nói nhiều đến tham nhũng, mà kết quả phòng chống lại không cao? Nhìn ra nước ngoài thì thấy họ quy định rất chặt chẽ việc sử dụng kinh phí, tài sản công với danh mục, tiêu chí, tiêu chuẩn rất cụ thể, ai chi vượt ra ngoài thì chịu trách nhiệm, tự bỏ tiền túi ra đền. Đến dự hội nghị ở các nước, họ đâu có in phông màn, biểu ngữ hoành tráng, tốn kém như ở ta, cũng làm gì có phong bì, quà cáp?" - Ông Nghị cho biết.
Trước đó, trong cuộc họp giao ban quý I/2013, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết: Khi Bí thư thành phố Viên Chăn (Lào) đưa thư chúc mừng dịp Quốc khánh và kỷ niệm năm chẵn quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước và Sở Ngoại vụ phải viết thư lại để cảm ơn nước bạn Lào.

Tuy nhiên, "Sở Ngoại vụ trình đến tôi để trả lời cảm ơn thì thiếu đúng 1 ngày nữa là tròn một tháng. Thực tình tôi rất khó chịu về việc này. Trình lãnh đạo để cảm ơn người ta mà chậm gần 1 tháng thì còn cảm ơn gì nữa!
Khi hỏi ra thì văn phòng UBND thành phố chậm 22 ngày, Sở Ngoại vụ chậm mất 8 ngày. Đây chính là một trong những rào cản làm chậm quá trình phất triển kinh tế - xã hội” - ông Nghị cho biết.
Thụy Miên (Tổng hợp VOV, ĐVO)
(Nguồn: Báo Đất Việt)

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

TRIỀU TIÊN: GẶP LÃNH TỤ KHÓC HƠN CHA CHẾT!


Ở Triều Tiên, nước mắt được coi là biểu tượng của lòng trung thành tuyệt đối với lãnh tụ.

Lính Triều Tiên đồn trú trên đảo Jangjae, Nam Hwanghae khóc nức nở khi được lãnh tụ đến thăm


Vợ của các binh sĩ trên đảo Jangjae không cầm được nước mắt khi được trực tiếp gặp mặt nhà lãnh đạo.

Những phụ nữ trung tuổi này khóc như mưa khi được ông Kim Jong Un thăm hỏi

Quân nhân tưởng chừng là những người cứng rắn, nhưng khi gặp mặt nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên, họ cũng không cầm được nước mắt

Một quân nhân vừa cúi rạp người vừa rớm lệ khi được nhà lãnh đạo bắt tay

Hai quân nhân này thì sung sướng gục hẳn đầu vào vai Kim Jong Un để khóc nức nở. Đối với họ, đó là một vinh dự vô cùng lớn

Các nữ quân nhân thuộc Đại đội Cây Hồng, đoàn 4302 quân đội Triều Tiên nức nở khi được nguyên soái Kim Jong Un đến thăm

Họ quây lấy nhà lãnh đạo mà khóc

Ở Triều Tiên, nước mắt được coi là biểu tượng của lòng trung thành tuyệt đối với lãnh tụ

Ngày 19/5/2013, ông Kim Jong Un và phu nhân đã tới thăm một trường học nằm ở chân núi Myohyang thuộc tỉnh Bắc Phyongan. Các em học sinh ở đây vừa vỗ tay vừa khóc khi đón nhà lãnh đạo

Cho đến khi được xếp hàng chụp ảnh chung với vợ chồng lãnh tụ, các em vẫn chưa khô được nước mắt

Đối với người lao động Triều Tiên, được lãnh tụ đến úy lạo tinh thần là hạnh phúc tột đỉnh. Trong bức ảnh này, chỉ duy nhất ông Kim Jong Un là không rơi lệ

Một bức ảnh khác cho thấy "văn hóa nước mắt" của người Triều Tiên khi gặp lãnh tụ
Theo Soha.vn

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

1 M2 ĐẤT ĐỔI ĐƯỢC TÔ PHỞ, THƯA CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI!


1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. 1m2 đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo.. Thưa các vị ĐBQH, những cái tít báo không ca ngợi sự so sánh tuyệt vời của các nhà báo, nó chỉ phản ánh những bất hợp lý mà khung bảng giá đất do nhà nước quy định đang hiển hiện như một điều mà ai cũng chịu đựng.


Ngày 10-12-2010, 132/133 đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua khung giá đất mới năm 2011, một biểu giá mà chính Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, ngay khi đó, thừa nhận “Cách xa so với giá thực tế”.
Xa thực tế là bao nhiêu? Thanh tra tài chính Thành phố sau đó ít lâu công bố một báo cáo, rằng giá thực tế cao hơn bảng giá đất của Hà Nội từ vài chục đến 400-500%.
Vì sao bảng giá đất luôn “lạc hậu hàng chục năm” ngay sau khi ban hành là điều mà người dân không hiểu được. Nhưng hậu quả của nó, thì rõ ràng, dân là người hiểu hơn ai hết với những mức đền bù giống y như một bất công, một nguyên cớ để người ta không kiện cáo không xong, xảy ra ở khắp nơi. Một m2 đất có giá bằng nửa cân thịt bò. 1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. 1m2 đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo. Hay 100m2 đất thu hồi không mua nổi 1m2 đất dự án.
Thưa các vị ĐBQH, những cái tít báo không ca ngợi sự so sánh tuyệt vời của các nhà báo, nó chỉ phản ánh những bất hợp lý mà khung bảng giá đất do nhà nước quy định đang hiển hiện như một điều mà ai cũng chịu đựng.
Nhưng không chỉ người dân là nạn nhân của sự vô lý. Câu chuyện cũng không chỉ là những cái tít báo. Ngày hôm qua 17.6, khi Luật Đất đai sửa đổi được đưa ra thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định), trước nghị trường đã đưa thực tế “Giá đất được quy định tại bảng giá chỉ bằng 40% giá thị trường. Ở Hà Nội, ở TP HCM, thậm chí chỉ bằng 18-30% giá thị trường”.
Bà Thụy cũng nói “Nếu quy định giá đất thuê như dự thảo luật sẽ không đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước từ đất đai”. Bởi “Nếu cho thuê theo Bảng giá đất sẽ thấp hơn rất nhiều so với thị trường”.
Không bù đắp được điều tiết địa tô. Không đủ bù đắp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Không đảm bảo cân đối thu chi. Không tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất. Không thu được chính xác những đồng thuế khi cho thuê, chuyển nhượng dựa trên mức giá bèo bọt trong bảng giá đất. Có lẽ, còn rất nhiều chữ “không”, được liệt kê sau bảng giá mà trong đó, mức giá đất “âm sâu dưới đất” gây hại cho cả nhà nước và người dân.
Chỉ có người sử dụng đất sau thu hồi là được lợi, và có lẽ, đây cũng chính là nguồn cơn cho cái gọi là “lợi ích nhóm”.
Trở lại với phiên họp ngày 10-12-2010 của HĐND TP Hà Nội, sự “cách xa so với thực tế” còn được chính Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh “thêm” rằng: Như mọi năm.
Phát biểu thừa nhận này có vẻ là một biểu tượng của sự bất lực khi những quy định trong luật khiến các đại biểu nhân dân buộc phải biểu quyết một biểu giá không hề có lợi cho dân, không hề có lợi cho nhà nước.
Gọi là tiếp cận với giá thị trường hay phù hợp với thị trường, thế nào cũng được, tuy nhiên, ngay bây giờ sự không đúng với thực tế, bất chấp thực tế phải được sửa đổi bằng những quy định chặt chẽ ngay trong luật, để bảng giá không tiếp tục “lạc hậu hàng chục năm” so với thực tế và trở thành một trong những nguyên nhân tiếp tục gây khiếu kiện.

(Nguồn: blog Đào Tuấn)

ĐẤT NƯỚC - MÌNH



Nếu Đất nước này không phải của mình
Mình đâu cần lo lắng đến thế
Nếu Đất nước này không phải của mình
Mình đâu cần trằn trọc hằng đêm
Nếu Đất nước này không phải của mình
Thì mặc kệ ai đó muốn làm gì thì làm
Mặc kệ ai đó muốn khoét gì thì khoét
Mặc kệ ai đó muốn giết ai, bắt ai thì cứ thoải mái vô tư
Mặc kệ gã láng giềng to xác, gian, tham
Mặc kệ lão Mác, lão Lê
Những lão quyết định số phận của hàng chục triệu người
Suốt chiều dài bao nhiêu thế hệ
Mà chẳng dây mơ dễ má

Nhưng Đất nước này là của mình
Của tổ tiên mình
Của con cháu mình mãi mãi mai sau
Nên sao khỏi suy tư?
Sao khỏi trằn trọc?
Sao có thể làm ngơ bao ngang trái ngoài kia?

Hỡi Việt Nam của tôi
Hỡi đồng bào của tôi
Hỡi dòng giống Lạc Hồng ngàn năm văn hiến
Hãy đứng lên đi
Đứng thẳng lên
Rũ sạch bùn đen ta bắt tay xây lại nước non này.

nguoixudong

BRAZIL: NƠI KHÔNG CẦN NHỮNG ... TRẠI LỘC HÀ!

Tổng thống Brazil tự hào vì quá nhiều người biểu tình

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cho biết bà rất tự hào về hàng chục nghìn người đổ xuống đường ở các thành phố nước này đòi một nền giáo dục và giao thông tốt hơn.

TIN BÀI KHÁC:

Brazil, biểu tình, phản đối, Dilma Rousseff
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff

"Chính phủ của tôi đang lắng nghe những tiếng nói kêu gọi thay đổi", bà Rousseff nói trong lời bình luận đầu tiên của nữ chính trị gia này kể từ sau các cuộc biểu tình ngày 17/6.

Brazil, biểu tình, phản đối, Dilma Rousseff
Biểu tình ở Brasilia. (Ảnh: Getty)

Brazil đang chứng kiến làn sóng biểu tình lớn chưa từng có kể từ năm 1992, khi người dân nước này xuống đường phản đối Tổng thống Fernando Collor de Mello. Những ngày qua, biểu tình đã nổ ra ở khắp các thành phố lớn, trong đó có Rio de Janeiro và Minas Gerais. Làn sóng biểu tình khởi đầu bằng những đám đông phản đối về giá vé xe buýt cao.

Brazil, biểu tình, phản đối, Dilma Rousseff
Biểu tình ở thành phố Sao Paulo. (Ảnh: Getty)

"Brazil đã bừng tỉnh như một đất nước mạnh mẽ hơn", Tổng thống Rousseff nói. "Quy mô các cuộc tuần hành ngày hôm qua là bằng chứng về sức mạnh nền dân chủ của chúng ta. Thật tốt khi chứng kiến quá nhiều người trẻ tuổi, và những người trưởng thành - con cháu, cha và ông - cùng nhau cầm quốc kỳ Brazil, hát quốc ca và đấu tranh vì một đất nước tốt đẹp hơn".
Nữ Tổng thống nói rằng chính phủ của bà đã đưa "40 triệu người vào tầng lớp trung lưu" nhưng còn nhiều việc nữa cần được thực hiện để cải thiện sự tiếp cận đối với giáo dục và y tế miễn phí.

Brazil, biểu tình, phản đối, Dilma Rousseff
Brazil đang chứng kiến làn sóng biểu tình rầm rộ lớn chưa từng có. (Ảnh: Getty)
Trước đó, thị trưởng Sao Paulo được cho là đã tới gặp với Tổng thống Rousseff, dường như để thảo luận về các lựa chọn cho phép ông thỏa mãn yêu cầu của người biểu tình và giảm giá vé phương tiện giao thông công cộng.
Các thị trưởng của Cuiaba, Recife, Joao Pessoa cùng nhiều thành phố khác cũng đã thông báo giảm giá vé xe buýt trước sức ép từ các cuộc biểu tình hôm 17/6.

Brazil, biểu tình, phản đối, Dilma Rousseff
Tổng thống Rousseff mô tả Brazil đang thức tỉnh như một đất nước mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Getty)

Trong ngày mai, một cuộc biểu tình rầm rộ dự kiến sẽ diễn ra ở Rio de Janeiro.

Thanh Hảo(Tổng hợp)
(Nguồn: vietnamnet.vn)